X, Y là hai axit cacboxylic đều mạch hở; Z là ancol no; T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 19,24 gam; đồng thời thu được 5,824 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,7 mol O2 thi được CO2, Na2CO3 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong E là?
A. 50,82. B. 13,90. C. 26,40. D. 8,88
Khối lượng của X trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 5,5. B. 3,4. C. 9,1. D. 14,3.
Phần trăm khối lượng của Z trong E là?
A. 8,88%. B. 26,40%. C. 13,90%. D. 50,82%.
Câu trả lời tốt nhất
T là este hai chức, mạch hở, tạo ra từ 2 axit và 1 ancol nên các axit này đều đơn chức và ancol 2 chức.
Đặt Z là R(OH)2 —> nR(OH)2 = nH2 = 0,26
—> m tăng = mRO2 = 0,26(R + 32) = 19,24
—> R = 42: -C3H6-
Vậy Z là C3H6(OH)2
Muối có dạng RCOONa (0,4 mol)
nH2O = 0,4 —> Số H = 2 —> HCOONa (0,2 mol) và CxH3COONa (0,2 mol)
2HCOONa + O2 —> Na2CO3 + CO2 + H2O
0,2……….0,1
2CxH3COONa + (2x + 2)O2 —> Na2CO3 + (2x + 1)CO2 + 3H2O
0,2………………0,2(x + 1)
—> nO2 = 0,2(x + 1) + 0,1 = 0,7
—> x = 2
Vậy X, Y là HCOOH và CH2=CH-COOH
—> T là HCOO-C3H6-OOC-CH=CH2
Quy đổi E thành:
HCOOH (0,2)
CH2=CH-COOH (0,2)
C3H6(OH)2 (0,26)
H2O: -y mol
mE = 38,86 —> y = 0,25
—> nT = y/2 = 0,125
—> %T = 0,125.158/38,86 = 50,82%
—————————-
nHCOOH trong E = nHCOOH – nT = 0,075
—> mHCOOH trong E = 3,45
—————————
nC3H6(OH)2 trong E = 0,26 – 0,125 = 0,135
—> %C3H6(OH)2 = 26,40%
Tại sao dùng bảo toàn c vs bt h để biện luận công thức lại không được ạ
Bài này mình làm như sau, các bạn có thể tham khảo, nếu thấy chưa ổn chỗ nào thì bảo mình nhé. Các bạn không cần quy đổi vẫn làm được.
B1: Tìm ancol (như thầy đã làm)
B2: Giai đoạn đốt muối, BTO tìm ra nCO2, BTKL đốt muối tìm ra m muối. có n muối = 0,4 (mol) suy ra tính M trung bình muối (Các bạn sẽ thấy gốc R trong RCOONa là =14), suy ra có muối HCOONa (0,2 mol) –> từ đó tìm ra muối còn lại (đã biết khối lượng và số mol rồi mà)
B3: BTKL cả giai đoạn, tìm ra nH2O sinh ra khi tác dụng với NaOH. Từ đó suy ra mol Axit. Suy ra số mol NaOH tác dụng với Este, suy ra số mol Este. Ghép các chất lại tạo thành Este, vậy là xong bài. Tính được cả Ancol Z trong hỗn hợp E. Axit thì họ chưa cho PTK X hay Y lớn hơn nên ko biết được chính xác thằng nào.
ad có thể giải thích chỗ quy đổi Ek ạ sao mol h2o lại là -y ạ