X, Y, Z (MX < MY < MZ) là ba peptit mạch hở, được tạo từ các α-aminoaxit như glyxin, alanin, valin; trong đó 3(MX + MZ) = 7MY. Hỗn hợp T chứa X, Y, Z với tỉ lệ mol tương ứng là 6:2:1. Đốt cháy hết 56,56g T trong oxi vừa đủ, thu được nCO2 : nH2O = 48 : 47. Mặt khác, đun nóng hoàn toàn 56,56g T trong 400ml dung dịch KOH 2M (vừa đủ), thu được 3 muối. Thủy phân hoàn toàn Z trong dung dịch NaOH, kết thúc phản ứng thu được a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ a : b là
A. 0,843 B. 0,874 C. 0,698 D. 0,799
Câu trả lời tốt nhất
Quy đổi H thành: C2H3ON (0,8), CH2 (a), H2O (b)
—> mH = 0,8.57 + 14a + 18b = 56,56
nCO2 = 0,8.2 + a = a + 1,6
nH2O = 0,8.1,5 + a + b = a + b + 1,2
—> (a + 1,6)/(a + b + 1,2) = 48/47
—> a = 0,32 & b = 0,36
Bảo toàn khối lượng —> m muối = 94,88
—> M muối = 118,6 —> Trong muối chứa GlyK (113)
Số N trung bình = 0,8/b = 2,22 —> X là dipeptit
nH = 0,36 —> nX = 0,24; nY = 0,08; nZ = 0,04
Nếu đặt u, v là số mắt xích trong Y và Z thì:
nKOH = 0,24.2 + 0,08u + 0,04v = 0,8
—> 2u + v = 8 —> Có 2 cặp nghiệm phù hợp là (u = 2, v = 4) hoặc (u = 3, v = 2)
Do các amino axit có C = (a + 0,8.2)/0,8 = 2,4 nên nGly ≥ 0,48 (Mol Gly nhỏ nhất khi hỗn hợp chỉ có Gly và Ala)
—> Dựa vào số mắt xích và số mol của X, Y, Z thì X phải là Gly-Gly thì mới chứa hết lượng Gly lớn như trên —> MX = 132
MH = (6MX + 2MY + MZ)/9 = 56,56/0,36
—> 6MX + 2MY + MZ = 1414
mà 3MX – 7MY + 3MZ = 0
Giải hệ trên được MY = 174 và MZ = 274
—> Y là Gly-Val (Nghiệm duy nhất), vậy u = 2 và v = 4 —> Z là (Gly)2(Ala)2
—> Thủy phân Z thu được nGlyNa = nAlaNa
—> mGlyNa : mAlaNa = 0,874
ad ơi thực sự em ko hiểu được chỗ này ạ . Mong ad có thể giúp ạ
đoạn nGly>0,48 nên X phải là Gly-Gly tại sao vậy ạ ad? làm sao suy được nGly phải lớn hơn 0,48 ạ. Ad giải thích thêm chỗ đó được ko ạ, những đoạn khác e biết hết ạ.