Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đều có khả năng làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ bám trên bề mặt.
Câu 1. Cho các phát biểu sau:
(1) Xà phòng dễ tan trong nước hơn chất giặt rửa tổng hợp, do đó được sử dụng phổ biến.
(2) Có thể sử dụng chất giặt rửa tổng hợp với cả nước cứng, do chất giặt rửa tổng hợp không tạo muối khó tan với Ca2+, Mg2+.
(3) Chất giặt rửa tổng hợp khó bị phân hủy sinh học bởi các vi sinh vật, do đó gây ô nhiễm môi trường.
(4) Không nên dùng xà phòng giặt rửa trong nước cứng (chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+) do muối của các kim loại này với acid béo ít tan,… và gây hại cho áo, quần sau khi giặt.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2. Cho các phát biểu sau:
(a) Phân tử xà phòng và phân tử chất giặt rửa tổng hợp đều có cấu tạo gồm đầu ưa nước chứa nhóm -COO- và đuôi kị nước là gốc hydrocarbon có mạch carbon dài.
(b) Có thể sử dụng chất giặt rửa tổng hợp với cả nước cứng, do chất giặt rửa tổng hợp không tạo muối khó tan với Ca2+, Mg2+.
(c) Chất giặt rửa tổng hợp khó bị phân hủy sinh học bởi các vi sinh vật, do đó gây ô nhiễm môi trường.
(d) Từ sản phẩm của dầu mỏ, điều chế được cả xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.
(e) Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp làm sạch chất bẩn trên bề mặt vật rắn là nhờ xảy ra các phản ứng hoá học.
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu trả lời tốt nhất
Câu 1.
(1) Sai, xà phòng tan trong nước kém hơn chất giặt rửa tổng hợp.
(2) Đúng
(3) Đúng, chất giặt rửa khó bị phân hủy sinh học nên kém thân thiện với môi trường.
(4) Đúng
Câu 2.
(a) Sai, đầu ưa nước của xà phòng là nhóm -COO-, đầu ưa nước của chất giặt rửa tổng hợp là -SO3Na hoặc -OSO3Na.
(b)(c) Đúng
(d) Đúng:
Alkane (dầu mỏ) —> Acid béo —> Xà phòng
Dầu mỏ —> RSO3H, ROSO3H —> Chất giặt rửa
(e) Sai, quá trình giặt rửa không xảy ra phản ứng hóa học. Quá trình giặt rửa sẽ phân chia nhỏ vết bẩn đồng thời bóc tách chất bẩn ra khỏi bề mặt cần làm sạch.