Tổng hợp 1000 bài hóa nâng cao – Tào Mạnh Đức (Phần 11)

(Xem giải) Câu 401. Cho các cặp chất sau đều có tỉ lệ mol 1 : 1: (a) Ca và Al2O3; (b) Na và Al; (c) AgNO3 và Fe(NO3)2; (d) Al(OH)3 và NaOH; (e) Na và (NH4)2CO3; (g) Ba và AlCl3. Số cặp chất tan hoàn toàn trong nước dư, chỉ thu được dung dịch trong suốt là

A. 6.          B. 4.         C. 3.         D. 5.

(Xem giải) Câu 402. Đốt cháy hoàn toàn m gam triglyxerit X, thu được CO2 có số mol nhiều hơn H2O là 0,36 mol. Nếu xà phòng hóa hoàn toàn m gam X cần dùng 360 ml dung dịch NaOH 1M, thu được glixerol và hỗn hợp gồm hai muối của axit oleic và panmitic. Giá trị m là

A. 106,08.         B. 96,72.         C. 99,84.         D. 102,96.

(Xem giải) Câu 403. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Hiđrat hóa hoàn toàn etylen trong môi trường axit, đun nóng.
(b) Đun nóng propyl axetat trong dung dịch NaOH loãng.
(c) Hiđrat hóa hoàn toàn axetilen có mặt xúc tác HgSO4/H2SO4 ở 800°C.
(d) Xà phòng hóa triolein trong dung dịch kiềm.
(e) Hiđro hóa hoàn toàn axetanđehit với H2 dư (xúc tác Ni, t°).
(g) Đun nóng etyl acrylat với dung dịch NaOH loãng.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp tạo ra ancol etylic là

A. 3.         B. 5.         C. 4.         D. 6.

(Xem giải) Câu 404. Đun nóng hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X gồm hai este đơn chức cần dùng 50 gam dung dịch NaOH 28%. Làm khô dung dịch sau phản ứng thu được 32,1 gam hỗn hợp Y gồm hai muối và phần hơi Z có khối lượng 44,7 gam. Công thức phân tử của este có phân tử khối nhỏ trong X là

A. C5H8O2.         B. C3H6O2.         C. C8H8O2.         D. C4H8O2.

(Xem giải) Câu 405. Đốt cháy hoàn toàn 15,06 gam hỗn hợp X gồm C3H6(OH)2, C2H5OH, C6H12O6, HOOC-CH2-COOH cần vừa đủ 15,68 lít O2 (đktc). Hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư, sau phản ứng thấy khối lượng giảm m gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là

A. 23,58.         B. 19,04.         C. 18,62.         D. 26,60.

(Xem giải) Câu 406. Điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 và NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện 2A, sau thời gian điện phân t giây, khối lượng dung dịch giảm 6,45 gam. Cho 5,04 gam bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thu được 4,08 gam chất rắn X và dung dịch Y chứa các chất tan có số mol bằng nhau, đồng thời có khí NO thoát ra. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của t là

A. 5970.         B. 14475.         C. 2895.         D. 5790.

(Xem giải) Câu 407. Dẫn luồng khí CO qua ống sứ chứa một oxit sắt, nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khí thoát ra khỏi ống sứ được hấp thụ hết vào nước vôi trong lấy dư, thu được 15,0 gam kết tủa. Phần rắn còn lại trong ống sứ cho vào dung dịch HNO3 đặc, nóng (dùng dư), thu được dung dịch X chứa 72,6 gam muối và 0,4 mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Công thức của oxit sắt là

A. Fe2O3.         B. Fe3O4.         C. FeO.         D. Fe2O3 hoặc Fe3O4.

(Xem giải) Câu 408. X là axit hai chức, Y là ancol no, đơn chức, Z là este thuần chức tạo bởi X và Y (X, Y, Z đều mạch hở). Cho 0,22 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z tác dụng với dung dịch NaOH (dùng dư 25% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn T. Đốt cháy hết T thu được 15,9 gam Na2CO3 và 2,7 gam H2O. Mặt khác, đốt cháy 0,22 mol E cần vừa đủ 1,17 mol O2, thu được 15,84 gam H2O. Biết X hơn Y một nguyên tử cacbon. Phần trăm khối lượng của Z có giá trị gần nhất với

A. 28%.         B. 34%.         C. 51%.         D. 78%.

(Xem giải) Câu 409. Cho 12,59 gam hỗn hợp E gồm Fe2O3, FeS2, Fe và Al (Al và Fe2O3 có số mol bằng nhau) tác dụng với dung dịch HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa các muối và hỗn hợp Y chỉ chứa hai khí NO, H2. Cô cạn dung dịch X thu được 22,53 gam muối khan Z. Mặt khác, dung dịch X tác dụng tối đa với 200 ml dung dịch NaOH 1,65M, thu được kết tủa T. Nung T ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 9,6 gam một chất rắn duy nhất. Phần trăm khối lượng Fe2(SO4)3 trong Z có giá trị gần nhất với

A. 27%.         B. 71%.         C. 53%.         D. 36%.

(Xem giải) Câu 410. Cho các phát biểu sau:
(a) Trong dung dịch, alanin tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.
(b) Amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước.
(c) Glucozơ và fructozơ đều phản ứng với dung dịch nước brôm.
(d) Hiđro hóa hoàn toàn triolein (xúc tác Ni, t°), thu được tripanmitin.
(e) Tristearin và protein có cùng thành phần nguyên tố.
(g) Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc α-glucozơ và β-fructozơ.
Số phát biểu đúng là

A. 4.         B. 6.         C. 5.         D. 3.

Bạn đã xem chưa:  [2021] Luyện thi THPT - Thầy Tào Mạnh Đức (Mã 016)

(Xem giải) Câu 411. Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon, trong đó tỉ lệ khối lượng của cacbon và oxi là 1,62. Đốt cháy hoàn toàn 28,3 gam E, thu được N2, CO2 và 18,18 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 28,3 gam E với dung dịch HCl dư, thu được 46,85 gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Khối lượng của peptit có phân tử khối lớn nhất trong E có giá trị gần nhất với

A. 5.         B. 23.         C. 6.         D. 14.

(Xem giải) Câu 412. Cho a mol Ba vào dung dịch chứa 2a mol Na2CO3, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Nhiệt phân hoàn toàn kết tủa Y, lấy khí sinh ra sục vào dung dịch X, thu được dung dịch Z. Chất tan có trong dung dịch Z là

A. Ba(HCO3)2 và NaHCO3.     B. Na2CO3.     C. NaHCO3.     D. NaHCO3 và Na2CO3.

(Xem giải) Câu 413. Cho luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa 9,28 gam Fe3O4 và 1,6 gam MgO nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy phần rắn trong ống sứ tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 2,688.          B. 4,032.          C. 3,584.          D. 2,240.

(Xem giải) Câu 414. Cho 8,22 gam hỗn hợp gồm Na và Al2O3 vào nước dư, thu được 2,016 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cho từ từ đến hết V ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X, thu được a mol kết tủa và dung dịch Y. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nhận định nào sau đây là sai?

A. Nếu V = 100 ml thì kết tủa bắt đầu xuất hiện.

B. Nếu V = 200 ml thì giá trị của a là lớn nhất.

C. Nếu V = 300 ml thì giá trị của a = 0,04 mol.

D. Nếu V = 450 ml thì dung dịch Y chứa hai muối.

(Xem giải) Câu 415. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng lá Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4.
(b) Nhúng lá Zn nguyên chất vào dung dịch chứa H2SO4 và CuSO4.
(c) Nhúng lá Fe nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng.
(d) Đốt cháy là Fe trong khí Cl2.
(e) Nhúng lá Cu nguyên chất vào dung dịch Fe­2(SO4)3.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 2.             B. 4.               C. 3.               D. 5.

(Xem giải) Câu 416. Tiến hành điện phân 400 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 1,2a (mol/l) và KCl 0,4a (mol/l) bằng điện cực trơ, đến khi khối lượng catot tăng 12,8 gam thì dừng điện phân. Cho 0,4 mol bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và còn lại 16,0 gam rắn không tan. Giá trị của a là

A. 0,5.              A. 0,9.              C. 0,6.              D. 0,8.

(Xem giải) Câu 417. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol este X chỉ chứa một loại nhóm chức, thu được 46,2 gam CO­2 và 8,1 gam H2O. Nếu cho 0,15 mol X tác dụng tối đa với dung dịch chứa 16,8 gam KOH, thu được m gam muối. Giá trị m là

A. 37,2.           B. 30,30.          C. 32,4.            D. 27,6.

(Xem giải) Câu 418. Đun nóng 17,52 gam hỗn hợp X gồm một axit đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc làm xúc tác thu được 16,44 gam hỗn hợp Y gồm este, axit và ancol. Đốt cháy hoàn toàn 16,44 gam Y cần dùng 1,095 mol O2, thu được CO2 và 11,88 gam H2O. Nếu đun nóng toàn bộ 16,44 gam Y cần dùng 450 ml dung dịch NaOH 0,2M; cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được x gam muối. Giá trị của x là

A. 18,00.           B. 10,80.          C. 15,90.          D. 9,54.

(Xem giải) Câu 419. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Thổi luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa Fe2O3 nung nóng.
(b) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ.
(c) Cho dung dịch NaI vào dung dịch FeCl3.
(d) Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Na3PO4.
(e) Đốt cháy FeS2 trong oxi dư.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là

A. 4.                  B. 2.                  C. 3.                 D. 5.

(Xem giải) Câu 420. Cho các nhận định sau:
(a) Glucozơ và fructozơ đều thể hiện tính khử khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
(b) Trong phân tử glucozơ và fructozơ đều chứa nhóm hiđroxyl (-OH).
(c) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ chủ yếu tồn tại dưới dạng mạch vòng.
(d) Glucozơ và fructozơ đều có công thức đơn giản nhất là CH2O.
(e) Ở dạng mạch hở, trong phân tử glucozơ và fructozơ đều chứa  5 nhóm hiđroxyl (-OH).
Số nhận định đúng là

A. 5.             B. 4.             C. 2.            D. 3.

(Xem giải) Câu 421. Cho 11,7 gam kim loại M vào hỗn hợp gồm Fe3O4 và Fe2O3 có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 6 thu được 23,62 gam hỗn hợp X. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 loãng dư, thấy lượng HNO3 phản ứng là 2,1 mol thu được dung dịch Y và 6,66 gam hỗn hợp khí Z gồm NO, N2O. Cô cạn dung dịch Y thu được 131,8 gam muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kim loại M là

Bạn đã xem chưa:  [2019] Đề kiểm tra kiến thức - Mã đề 320 - Tào Mạnh Đức

A. Zn.                B. Mg.               C. Al.                D. Ca.

(Xem giải) Câu 422. Thủy phân hoàn toàn 20,52 gam hỗn hợp gồm peptit X (C6H11O4N3) và este mạch hở Y (C3H4O2) bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH đun nóng, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một chất hữu cơ Z có khối lượng 7,92 gam và hỗn hợp muối, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ gần nhất của a : b là

A. 0,95.             B. 1,35.             C. 1,05.             D. 1,50.

(Xem giải) Câu 423. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Al(OH)3 vào dung dịch HCl loãng, dư.
(b) Cho NaNO­3 dạng rắn vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(c) Sục khí NO­2 vào dung dịch NaOH loãng, dư.
(d) Cho dung dịch HCl loãng dư vào dung dịch Fe(NO3)2.
(e) Cho dung dịch HNO3 loãng vào dung dịch Na3PO4.
(g) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2CO3.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là

A. 6.                 B. 4.                  C. 3.                 D. 5.

(Xem giải) Câu 424. Cho 5,52 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa FeCl3 0,4M và CuCl2 0,6M. Sau một thời gian thu được dung dịch X và 4,8 gam rắn Y gồm hai kim loại. Cho dung dịch NaOH dư vào X (không có mặt không khí) thu được 21,04 gam kết tủa. Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam Y trong dung dịch HNO3 đặc, nóng (dùng dư), thấy thoát ra 0,3 mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Nếu cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 71,04.           B. 75,36.           C. 77,52.           D. 73,20.

(Xem giải) Câu 425. Este X mạch hở, trong phân tử có số liên kết pi không quá 4. Thủy phân hoàn toàn X trong môi trường axit, thu được hỗn hợp Y gồm ba hợp chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon, trong đó có chất hữu cơ Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, cần dùng 3,5a mol O2, thu được CO2 có số mol nhiều hơn H2O là a mol. Điều khẳng định nào sau đây là sai?

A. Z hòa tan được Cu(OH)2 ở điều thường tạo phức xanh lam.

C. X là este hai chức, không no có chứa một nối đôi C=C.

B. Hiđro hóa hoàn toàn 1 mol X cần dùng 1 mol H2 (xúc tác Ni, t°).

D. X có công thức phân tử là C12H18O6.

(Xem giải) Câu 426. Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức và một este hai chức (đều mạch hở, trong đó có hai este có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn 19,44 gam X cần dùng 0,62 mol O2, thu được CO2 và 9,36 gam H2O. Nếu đun nóng 19,44 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol. Hóa hơi toàn bộ Y thì thể tích hơi đúng bằng thể tích của 5,6 gam N2 (đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Phần trăm khối lượng của este đơn chức có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp X là

A. 8,64%.          B. 13,27%.        C. 12,96%.        D. 8,85%.

(Xem giải) Câu 427. Hòa tan hết 17,4 gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và FeCO3 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa 36,0 gam muối và V lít (đktc) hỗn hợp khí Y. Biết khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất của S+6. Giá trị của V là.

A. 3,360 lít          B. 2,688 lít          C. 8,064 lít          D. 2,016 lít

(Xem giải) Câu 428. Xà phòng hóa hoàn toàn 49,92 gam triglyxerit X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glyxerol có khối lượng m gam và hỗn hợp chứa a mol muối natri oleat và 2a mol muối natri panmitat. Giá trị m là.

A. 5,52 gam          B. 1,84 gam         C. 11,04 gam          D. 16,56 gam

(Xem giải) Câu 429. Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng điện cực trơ, với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 4632 giây thì dừng điện phân. Nhúng thanh Mg vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, khối lượng thanh Mg thay đổi như thế nào so với trước phản ứng?

A. giảm 3,36 gam         B. tăng 3,20 gam       C. tăng 1,76 gam         D. không thay đổi

(Xem giải) Câu 430. Cho 11,03 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào 300 ml dung dịch HCl 0,6M. Sau khi kết thúc các phản ứng, thấy thoát ra 2,688 lít khí H2 (đktc); đồng thời thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được lượng rắn khan là.

A. 17,42 gam          B. 17,93 gam          C. 18,44 gam          D. 18,95 gam

(Xem giải) Câu 431. Hòa tan hết 21,6 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch X có chứa 29,25 gam muối FeCl3. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, thu được m gam kết tủa. Giá trị gần nhất của m là.

Bạn đã xem chưa:  Bài tập về phản ứng nhiệt nhôm (Phần 2)

A. 124          B. 117          C. 112          D. 120

(Xem giải) Câu 432. Cho hỗn hợp gồm 0,16 mol Mg và 0,08 mol Al vào dung dịch chứa Fe2(SO4)3 0,2M và CuSO4 0,3M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và m gam hỗn hợp rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 12,8 gam rắn khan. Giá trị m là.

A. 9,92 gam          B. 14,40 gam          C. 11,04 gam          D. 12,16 gam

(Xem giải) Câu 433. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3.
(2) Cho bột Fe vào dung dịch CuCl2.
(3) Thổi luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa Fe3O4 nung nóng.
(4) Điện phân nóng chảy NaCl.
(5) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(6) Nung nóng hỗn hợp bột gồm ZnO và cacbon trong điều kiện không có không khí.
Số thí nghiệm thu được kim loại là.

A. 4          B. 3          C. 5          D. 6

(Xem giải) Câu 434. X là este đơn chức, không no chứa một liên đôi C=C; Y là este no, hai chức (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 23,16 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 0,96 mol O2. Mặt khác đun nóng 23,16 gam E cần dùng 330 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một ancol duy nhất và hỗn hợp chứa a gam muối A và b gam muối B (MA > MB). Tỉ lệ gần nhất của a : b là.

A. 1,5          B. 0,6          C. 0,7          D. 1,6

(Xem giải) Câu 435. Cho các mệnh đề sau:
(1) Thủy phân este trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
(2) Các este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với các axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon.
(3) Trimetylamin là một amin bậc ba.
(4) Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt Ala-Ala và Ala-Ala-Ala.
(5) Tơ nilon-6,6 được trùng hợp bởi hexametylenđiamin và axit ađipic.
(6) Chất béo lỏng dễ bị oxi hóa bởi oxi không khí hơn chất béo rắn.
Số mệnh đề đúng là.

A. 4          B. 5          C. 6          D. 3

(Xem giải) Câu 436. Hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ. Hỗn hợp Y gồm glyxin và axit glutamic. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z chứa X, Y cần dùng 0,99 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2; trong đó số mol CO2 bằng với số mol của H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm 36,48 gam. Nếu cho 51,66 gam Z trên vào dung dịch HCl loãng dư (đun nóng) thu được dung dịch T có chứa m gam các hợp chất hữu cơ. Giá trị m là.

A. 53,655 gam          B. 59,325 gam          C. 60,125 gam          D. 59,955 gam

(Xem giải) Câu 437. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và FexOy trong khí trơ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X. Chia hỗn hợp X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH loãng dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 8,0 gam; đồng thời thoát ra 1,344 lít khí H2 (đktc). Phần 2 tác dụng hết với dung dịch HCl loãng dư, thu được 5,376 lít khí H2 (đktc). Công thức FexOy là.

A. FeO          B. Fe3O4         C. Fe2O3          D. Fe2O3 hoặc Fe3O4

(Xem giải) Câu 438. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(2) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
(3) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
(4) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(5) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(6) Cho BaCO3 vào lượng dư dung dịch NaHSO4.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là.

A. 5          B. 3          C. 4          D. 6

(Xem giải) Câu 439. Hòa tan hết 14,76 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, MgCO3, Al(NO3)3 trong dung dịch chứa 0,05 mol HNO3 và 0,45 mol H2SO4, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Y gồm CO2, N2, N2O và H2 (trong đó H2 có số mol là 0,08 mol). Tỉ khối của Y so với He bằng 135/29. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 40,0 gam, thu được 16,53 gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của N2 trong hỗn hợp Y là.

A. 20,74%          B. 25,93%          C. 15,56%          D. 31,11%

(Xem giải) Câu 440. Hỗn hợp X chứa hai peptit mạch hở, có tổng số liên kết peptit bằng 6 được tạo bởi từ glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol X cần dùng 1,8 mol O2, thu được CO2, H2O và N2; trong đó số mol CO2 nhiều hơn số mol của H2O là 0,04 mol. Mặt khác, đun nóng 63,27 gam X trên với 800 ml dung dịch KOH 1,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn khan T. Phần trăm khối lượng muối của glyxin trong hỗn hợp T là.

A. 26,91%          B. 34,11%          C. 39,73%          D. 26,49%

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!