Xà phòng hóa m gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở (đều có phân tử khối nhỏ hơn 176; tạo từ axit cacboxylic và ancol) bằng dung dịch NaOH (dư 10% so với lượng cần dùng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu hỗn hợp rắn khan X và hỗn hợp ancol Y. Tách nước hoàn toàn Y thu hỗn hợp hai anken liên tiếp trong dãy đồng đẳng, đốt cháy hết lượng anken này thu 18,72 gam nước. Đốt cháy hoàn toàn X cần dùng 15,68 lít oxi, sau phản ứng thu 23,32 gam Na2CO3, CO2 và 1,8 gam nước. Nếu nung chảy chất rắn X với vôi tôi xút (dư) thu một chất khí duy nhất. Phần trăm este có phân tử khối lớn nhất trong E gần nhất với giá trị nào:
A. 60 B. 40 C. 55 D. 45
nNa2CO3 = 0,22 —> nNaOH ban đầu = 0,44
—> nNaOH phản ứng = 0,4 và nNaOH dư = 0,04
—> nAnken = nY = nNaOH phản ứng = 0,4
Đốt anken —> nH2O = 1,04 —> Số H = 5,2
—> C2H4 (0,16) và C3H6 (0,24)
—> Y gồm C2H5OH (0,16) và C3H7OH (0,24)
Bảo toàn O cho đốt X:
0,4.2 + 0,04 + 0,7.2 = 0,22.3 + 2nCO2 + 0,1
—> nCO2 = 0,74
Bảo toàn H —> nH(muối) = 2nH2O – nNaOH dư = 0,16
nCOONa = 0,4 —> Trung bình mỗi COONa có 0,16/0,4 = 0,4H đi kèm —> Phải có muối không có H.
Để tạo 1 khí duy nhất khi vôi tôi xút và thỏa mãn M < 176 thì:
TH1: HCOONa (u) và (COONa)2 (v)
nNaOH = u + 2v = 0,4
nO2 = 0,5u + 0,5v = 0,7
—> Vô nghiệm.
TH2: CH≡C-COONa (u) và C2(COONa)2 (v)
nNaOH = u + 2v = 0,4
nO2 = 2,5u + 2,5v = 0,7
—> u = 0,16 và v = 0,12
Vô nghiệm vì M < 176