361) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thuỷ phân.
362) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
363) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
364) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc α-glucozơ.
365) Thuỷ phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ.
366) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
367) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
368) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
369) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
370) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
371) Các amin đều tác dụng với axit.
372) Tính bazơ của tất cả các amin đều mạnh hơn NH3.
373) Metylamin có tính bazơ mạnh hơn anilin.
374) Công thức tổng quát của amin no, mạch hở là CnH2n+2+kNk.
375) Anilin có tính bazơ yếu do ảnh hưởng của nhóm thế phenyl.
376) Tính bazơ của amin thể hiện rõ trong phản ứng tạo muối với axit HCl.
377) Do có cặp e tự do trên nguyên tử N nên anilin thể hiện tính bazơ
378) Nhóm thế -NH2 định hướng phản ứng thế vào vị trí m-.
379) Anilin là bazơ yếu hơn NH3 vì ảnh hưởng hút electron của nhân thơm lên nhóm –NH2 bằng hiệu ứng liên hợp
380) Anilin không làm đổi màu giấy quỳ ẩm
381) Anilin ít tan trong nước vì gốc C6H5- kị nước
382) Nhờ có tính bazơ nên anilin tác dụng được với dung dịch Br2.
383) Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO–.
384) Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
385) Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
386) Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin (hay glixin).
387) Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt.
388) Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
389) Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các α-amino axit.
390) Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng.
391) Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc α-amino axit.
392) Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
393) Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.
394) Tripeptit Gly–Ala–Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
395) Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.
396) Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.
397) Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.
398) Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính.
399) Enzim amilaza xúc tác cho phản ứng thủy phân xenlulozơ thành mantozơ.
400) Khi thủy phân đến cùng các protein đơn giản sẽ cho hỗn hợp các α- aminoaxit.
Câu trả lời tốt nhất
361) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thuỷ phân.
Đúng
362) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
Sai, số mắt xích khác nhau nên chúng có CTPT khác nhau
363) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Sai, 3 chất đều tác dụng được với Cu(OH)2 nhưng saccarozơ không tráng bạc
364) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc α-glucozơ.
Sai, phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ.
365) Thuỷ phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ.
Sai, thủy phân tinh bột tạo glucozơ
366) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
Đúng
367) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
Đúng
368) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
Sai, thu được glucozơ và fructozơ.
369) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
Đúng
370) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Sai, saccarozơ không cộng H2
371) Các amin đều tác dụng với axit.
Đúng, mọi amin đều có tính bazơ (tác dụng với axit) do nguyên tử N còn đôi e chưa liên kết, có thể nhận H+
372) Tính bazơ của tất cả các amin đều mạnh hơn NH3.
Sai, nhiều amin có tính bazơ yếu hơn NH3 như C6H5NH2…
373) Metylamin có tính bazơ mạnh hơn anilin.
Đúng, -CH3 đẩy e làm tăng tính bazơ, -C6H5 hút e làm giảm tính bazơ
374) Công thức tổng quát của amin no, mạch hở là CnH2n+2+kNk.
Đúng
375) Anilin có tính bazơ yếu do ảnh hưởng của nhóm thế phenyl.
Đúng, nhóm C6H5- hút e làm giảm tính bazơ
376) Tính bazơ của amin thể hiện rõ trong phản ứng tạo muối với axit HCl.
Đúng, anilin nhận H+ tạo C6H5NH3+
377) Do có cặp e tự do trên nguyên tử N nên anilin thể hiện tính bazơ
Đúng, cặp e này có thể liên kết với H+ (nhận proton) nên anilin là bazơ
378) Nhóm thế -NH2 định hướng phản ứng thế vào vị trí m-.
Sai, NH2 định hướng o, p
379) Anilin là bazơ yếu hơn NH3 vì ảnh hưởng hút electron của nhân thơm lên nhóm –NH2 bằng hiệu ứng liên hợp
Đúng
380) Anilin không làm đổi màu giấy quỳ ẩm
Đúng, anilin có tính bazơ nhưng rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím
381) Anilin ít tan trong nước vì gốc C6H5- kị nước
Đúng
382) Nhờ có tính bazơ nên anilin tác dụng được với dung dịch Br2.
Sai, NH2 hoạt hóa nhân thơm nên anilin tác dụng với Br2
383) Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO–.
Đúng
384) Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
Đúng
385) Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
Đúng
386) Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin (hay glixin).
Sai, đây là muối metyl amoni amino axetat
387) Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt.
Sai, muối mononatri glutamat mới được dùng làm bột ngọt
388) Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
Đúng, ít nhất có 2 loại nhóm chức là NH2, COOH
389) Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các α-amino axit.
Đúng
390) Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng.
Sai, các amino axit dạng rắn do phân tử tồn tại ion lưỡng cực nên giống hợp chất ion
391) Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc α-amino axit.
Đúng
392) Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
Đúng, mọi peptit đều có -CONH- và bị thủy phân
393) Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.
Sai, đipeptit mạch hở có 2 mắt xích nối với nhau bởi 1 liên kết peptit
394) Tripeptit Gly–Ala–Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
Đúng, tripeptit trở lên sẽ có phản ứng màu biurê
395) Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.
Sai, tetrapeptit mạch hở có 4 mắt xích nối với nhau bởi 3 liên kết peptit
396) Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.
Sai, đipeptit không có phản ứng màu biurê
397) Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.
Sai, các peptit kém bền trong axit, bazơ do -CONH- dễ bị thủy phân trong axit, bazơ.
398) Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính.
Đúng, tính bazơ ở NH2, tính axit ở COOH
399) Enzim amilaza xúc tác cho phản ứng thủy phân xenlulozơ thành mantozơ.
Sai, enzim amilâz xúc tác cho phản ứng thủy phân tinh bột thành dextrin và mantozơ
400) Khi thủy phân đến cùng các protein đơn giản sẽ cho hỗn hợp các α-aminoaxit.
Đúng, protein đơn giản được tạo thành chỉ từ các gốc α-aminoaxit nên khi thủy phân sẽ tạo các α-aminoaxit