Hỗn hợp F gồm 1 ancol có công thức CmH2m+1OH và 2 axit cacboxylic A (CnH2n-1COOH), B (Cn+1H2n+1COOH). Đun nóng 10,42g hỗn hợp F với H2SO4 đặc 1 thời gian thu được H2O và hỗn hợp G gồm este, axit dư, ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp G trong 15,96 lít O2 (dùng dư 25% so với lượng phản ứng vừa đủ) thu được 10,192 lít CO2. Xác định CT và khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp F. Biết trong hỗn hợp F, số mol của axit A lớn hơn số mol của axit B; thể tích các khí thu được ở điều kiện tiêu chuẩn
Câu trả lời tốt nhất
Đốt G cũng tốn O2 và tạo CO2 giống đốt F.
Quy đổi F thành CH3OH (a), C2H3COOH (b) và CH2 (c)
mF = 32a + 72b + 14c = 10,42
nO2 phản ứng = 1,5a + 3b + 1,5c = 0,7125/1,25
nCO2 = a + 3b + c = 0,455
—> a = 0,1; b = 0,075; c = 0,13
TH1: F chứa CH3OH (0,1)
—> Số C của axit = (3b + c)/b = 4,73
—> A là C3H5COOH (0,02) và B là C4H7COOH (0,055) (Bấm hệ nAxit và nC để tính số mol)
Loại TH này vì trái với giả thiết nA > nB.
TH2: F chứa C2H5OH (0,1)
—> Số C của axit = (3b + c – 0,1)/b = 3,4
—> A là C2H3COOH (0,045) và B là C3H5COOH (0,03) (Bấm hệ nAxit và nC để tính số mol)
Lấy TH này vì phù hợp với giả thiết nA > nB.
mC2H5OH = 4,6 gam
mC2H3COOH = 3,24 gam
mC3H5COOH = 2,58 gam