Cho 2,144 gam hỗn hợp A gồm Fe, Cu vào 0,2 lít dung dịch AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B và 7,168 gam chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,56 gam chất rắn D.
a) Tính % khối lượng các chất có trong A
b) Tính nồng độ mol của dung dịch AgNO3
c) Nếu cho rắn A vào dung dịch AgNO3 dư. Khi phản ứng kết thúc chất rắn thu được là bao nhiêu gam?
Câu trả lời tốt nhất
A gồm Fe (a) và Cu (b) —> 56a + 64b = 2,144 (1)
—> 2,144/64 < a + b < 2,144/56 —> 0,0335 < a + b < 0,0383
Nếu Fe và Cu đều phản ứng hết thì mFe2O3 + mCuO = 160a/2 + 80b = 80(a + b)
—> 2,68 < mFe2O3 + mCuO < 3,064
Vô lí, vì mC = 2,56 < 2,68, vậy Cu phải còn dư.
Nếu chỉ có Fe phản ứng thì nFe2O3 = 2,56/160 = 0,016
—> nFe = 0,032
—> mC = 2,144 – 0,032.56 + 0,032.2.108 = 7,264 > 7,168: Trái với giả thiết, vậy Cu đã phản ứng.
nCu phản ứng = c —> mC = 108(2a + 2c) + 64(b – c) = 7,168 (2)
mD = 160a/2 + 80c = 2,56 (3)
(1)(2)(3) —> a = 0,02; b = 0,016; c = 0,012
(a) Thành phần của A gồm %Fe = 52,24% và %Cu = 47,76%
(b) nAgNO3 = 2a + 2c = 0,064 —> CM AgNO3 = 0,32M
(c) A vào dung dịch AgNO3 dư tạo nAg = 3a + 2b = 0,092 —> mAg = 9,936 gam