Muối Mohr là tên gọi chung của muối kép ammonium sulfate và iron(II) sulfate ngậm nước. Đây là một loại muối có sẵn trong tự nhiên thường được gọi là mohirite, được sử dụng để đo tia gamma. Để xác định độ tinh khiết của một loại muối Mohr có công thức (NH₄)₂Fe(SO₄)₂·6H₂O, người ta hòa tan hoàn toàn 0,2 gam muối trên bằng nước cất trong bình định mức có dung tích 10,0 mL thu được dung dịch A. Thêm khoảng 2,0 mL dung dịch H₂SO₄ loãng vào 10,0 mL dung dịch A, lắc đều thu được dung dịch B.
Sau đó nhỏ từ từ dung dịch KMnO₄ 0,01 M vào dung dịch B, đồng thời khuấy đều đến khi dung dịch bắt đầu chuyển sang màu hồng nhạt thì dừng lại, thấy hết 9,8 mL.
a. Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa A với dung dịch KMnO₄. Có thể thay thế dung dịch H₂SO₄ loãng bằng dung dịch HCl không?
b. Khi để muối Mohr ngoài không khí một thời gian, một phần muối Fe(II) sẽ bị oxi hóa thành muối Fe(III), thu được dung dịch C. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi cho dung dịch C tác dụng với dung dịch NaOH dư.
c. Xác định độ tinh khiết của loại muối Mohr nói trên.
Câu trả lời tốt nhất
(a)
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 —> 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
Không dùng HCl được vì:
16HCl + 2KMnO4 —> 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
(b)
12FeSO4 + 3O2 + 6H2O —> 4Fe(OH)3 + 4Fe2(SO4)3
(NH4)2SO4 + 2NaOH —> Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O
Fe2(SO4)3 + 6NaOH —> 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4
(c)
n(NH4)2Fe(SO4)2.6H2O = nFe2+ = 5nMnO4- = 5.9,8.0,01 = 0,49 mmol
—> %(NH4)2Fe(SO4)2.6H2O = 0,49.392/(0,2.1000) = 96,04%
Chú ý: Chỉ đăng phần đề bài, câu số mấy, phần mấy không đăng lên.