Câu 46: Hoà tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 57,4. B. 28,7. C. 10,8. D. 68,2.
Câu 47: Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 2,568. B. 1,560. C. 4,128. D. 5,064.
Câu 48: Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là
A. 8,10 và 5,43. B. 1,08 và 5,43. C. 0,54 và 5,16. D. 1,08 và 5,16.
Câu 49: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 vào H2O thu được 200 ml dung dịch Y chỉ chứa chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí CO2 (dư) vào Y thu được a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là
A. 8,3 và 7,2. B. 11,3 và 7,8. C. 13,3 và 3,9. D. 8,2 và 7,8.
Câu 50: Cho dung dịch chứa 0,1 mol (NH4)2CO3 tác dụng với dung dịch chứa 34,2 gam Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,7. B. 39,4. C. 17,1. D. 15,5.
Câu trả lời tốt nhất
Câu 46.
nFeCl2 = 0,1 & nNaCl = 0,2
nCl- = 0,4 —> nAgCl = 0,4
nFe2+ = 0,1 —> nAg = 0,1
—> m↓ = 68,2
Câu 47.
nFe3+ = 0,024; nAl3+ = 0,032, nH+ = 0,08 & nOH- = 0,26
Sau khi trung hòa và tạo Fe(OH)3 (0,024 mol) thì còn lại 0,26 – 0,08 – 0,024.3 = 0,108 mol OH-
0,108 > 3nAl3+ nên Al(OH)3 đã bị hòa tan:
0,108 = 4nAl3+ – nAl(OH)3 —> nAl(OH)3 = 0,02
—> m↓ = 4,128
Câu 48.
nCu2+ = 0,03 & nAg+ = 0,03
Chất rắn X gồm Cu, Ag, Al dư
nH2 = 0,015 —> nAl dư = 0,01 —> m2 = 5,43
nAl pư = (2nCu2+ + nAg+)/3 = 0,03 —> nAl bđ = 0,04 —> m1 = 1,08
Câu 49.
nNaAlO2 = 0,1 —> nAl(OH)3 = 0,1 —> a = 7,8
Ban đầu, bảo toàn kim loại được:
nNa2O = nAl2O3 = 0,05 —> m = 8,2
Câu 50.
nCO32- = 0,1 & nBa2+ = 0,2 —> nBaCO3 = 0,1
—> m↓ = 19,7