A, B đều là hợp chất của kali. B là hợp chất của lưu huỳnh. Hòa tan chất A vào nước, thu được m1 gam dung dịch X nồng độ 27,6% có khả năng làm quì tím chuyển sang màu xanh. Hòa tan chất B vào nước thu được 200g dung dịch Y nồng độ 27.2% có khả năng làm quì tím chuyển sang màu đỏ.
Nếu cho từ từ 1/2 m2 ( gam ) dung dịch Y vào m1 (gam) dd X, thu được dung dịch Z chứa hai muối của cùng 1 kim loại.
Nếu cho từ từ m2 (gam) dung dịch Y vào m1 (gam) dung dịch X, thu được dung dịch T chứa chỉ chứa một muối trung hòa duy nhất và thoát ra 4,48 lít khí (đktc) không làm mất màu dung dịch brom.
Xác định các chất A,B. Tính nồng độ phần trăm dung dịch Z, T.
Câu trả lời tốt nhất
B là hợp chất chứa K và S, khi hòa tan vào H2O tạo dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ —> B là KHSO4.
A là hợp chất của K, tác dụng với KHSO4 tạo 2 muối hoặc 1 muối tùy tỉ lệ, khi tạo 1 muối thì có khí không làm mất màu dung dịch brom —> A là K2CO3.
2KHSO4 + K2CO3 —> 2K2SO4 + CO2 + H2O
0,4……………0,2…………..0,4………0,2
m1 = 0,2.138/27,6% = 100
m2 = 0,4.136/27,2% = 200
—> mddT = m1 + m2 – mCO2 = 291,2
—> C%K2SO4 = 0,4.174/291,2 = 23,9%
KHSO4 + K2CO3 —> K2SO4 + KHCO3
0,2………….0,2………….0,2………..0,2
mddZ = m1 + 0,5m2 = 200
C%K2SO4 = 0,2.174/200 = 17,4%
C%KHCO3 = 0,2.100/200 = 10%