A là dung dịch HCl, B là dung dịch NaOH
a, lấy 10 ml dung dịch A pha loãng bằng nước thành 1000 ml thì thu được dung dịch HCl có nồng độ 0,01M. Tính nồng độ mol của dung dịch A
b, để trung hòa 100 gam dung dịch B cần dùng 150ml dung dịch A. Tính nồng độ % của dung dịch B
c, hòa tan 9,96 gam hỗn hợp Al và Fe bằng 1,175 lít dung dịch A thu được dung dịch A1. Thêm 800 gam dung dịch B vào dung dịch A1 lọc lấy kết tủa rửa sạch và nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 13,56 gam chất rắn. Tính m Al và m Fe trong hỗn hợp ban đầu
a. Pha loãng nên lượng chất tan không đổi: nHCl = 0,01 —> CM = 1M
b. nHCl = 0,15 —> nNaOH = 0,15 —> C%NaOH = 0,15.40/100 = 6%
c.
nHCl min = 9,96.2/56 = 0,356
nHCl max = 9,96.3/27 = 1,107
Trong khi đó nHCl = 1,175 —> Axit dư, kim loại tan hết.
Đặt a, b là số mol Al, Fe
—> 27a + 56b = 9,96 (1)
nHCl = 1,175
nNaOH = 1,2
Khi thêm NaOH vào A1 thì sản phẩm tạo ra là nNaCl max = 1,175 < nNaOH —> Phải có thêm NaAlO2 (1,2 – 1,175 = 0,025) —> Al(OH)3 đã bị hòa tan một phần (0,025 mol)
Vậy kết tủa còn lại là Al(OH)3 (a – 0,025) và Fe(OH)2 (b mol)
Khi nung —> Al2O3 (a – 0,025)/2 và Fe2O3 (b/2)
—> 102(a – 0,025)/2 + 160b/2 = 13,56 (2)
(1)(2) —> a = ; b =
Nghiệm lẻ. Kiểm tra lại đề.