nung hỗn hợp gồm a g bột sắt và b g bột S trong điều kiện ko có không khí,được chất rắn A .cho A vào V ml dung dịch H2SO4 0,9M loãng,dư thu được khí B có d/h2=7, dung dịch C và còn lại 3,2g 1 chất rắn không tan,sục toàn bộ khí B vào dung dịch pb(no3)2 dư thu được 43,02g kết tủa
1,tính giá trị a,b
2,chia dung dịch C làm 2 phần bằng nhau,nhỏ dung dịch Ba(OH)2 dư vào phần 1 lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 124,05g chất rắn .Nhỏ dung dịch NaNO3 2M vào phần thứ 2 được khí NO(sp khử duy nhất của N+5) tính V và thể tích dung dịch NaNO3 nhỏ nhất cần cho vào phần 2 để thu được thể tích khỉ NO lớn nhất
mS dư = 3,2 gam
nH2S = nPbS = 0,18
—> b = 0,18.32 + 3,2 = 8,96 gam
MB = 14 = (2nH2 + 0,18.34)/(nH2 + 0,18)
—> nH2 = 0,3
—> a = 56(0,3 + 0,18) = 26,88 gam
———————-
Mỗi phần dung dịch C chứa Fe2+ (0,24 mol), SO42- (0,45V mol). Bảo toàn điện tích —> H+ dư (0,9V – 0,48)
Nung kết tủa max ngoài không khí thu được Fe2O3 (0,12) và BaSO4 (0,45V)
—> 160.0,12 + 233.0,45V = 124,05
—> V = 1 lít
3Fe2+ + 4H+ + NO3- —> 3Fe3+ + NO + 2H2O
0,24…..0,42 —> 0,08
—> Vdd NaNO3 = 0,04 lít