Aspartame (APM) là một chất làm ngọt nhân tạo, còn được gọi là đường hóa học không chứa đường saccharide, có độ ngọt gấp 200 lần đường ăn thông thường. APM có chứa năng lượng tương đương saccarose (khoảng 17 kJ/g), tuy nhiên chỉ cần một lượng rất nhỏ APM đã tạo ra độ ngọt cần thiết. Do đó năng lượng chúng ta đưa vào cơ thể sẽ không đáng kể. Công thức cấu tạo của APM cho như hình dưới
Câu 1. Cho các phát biểu sau:
(1) Công thức phân tử của APM là C14H18N2O5.
(2) 1 mol APM phản ứng được với tối đa 3 mol NaOH trong dung dịch.
(3) Trong phân tử APM có 1 liên kết amide
(4) APM bền trong môi trường axit nhưng kém bền trong môi trường kiềm.
(5) APM không phải là đường cacbohydrat nên sẽ không gây hại men răng cho người dùng.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 2. Xét tính đúng – sai của phát biểu:
a) Phân tử aspartame có hai liên kết peptide.
b) Thuỷ phân hoàn toàn aspartame trong môi trường acid, đun nóng thu được hỗn hợp 3 sản phẩm.
c) Có thể sử dụng chất tạo ngọt aspartame để thay thế đường saccharose trong làm bánh.
d) Aspartame có phân tử khối là 200.
Câu trả lời tốt nhất
Câu 1.
(1) Đúng
(2) Đúng, với 1 chức acid, 1 chức ester và 1 chức peptide, 1 mol APM phản ứng được với tối đa 3 mol NaOH trong dung dịch.
(3) Đúng, -CONH- của APM thuộc loại liên kết amide (Aspartame là một ester methyl của dipeptide tạo bởi acid aspartic và phenylalanine).
(4) Sai, APM kém bền trong cả acid và base.
(5) Đúng, vi khuẩn trong khoang miệng ăn các monosaccharide do carbohydrat thủy phân ra, sau đó chúng thải ra acid gây hại men răng. Vi khuẩn loại này không thể chuyển hóa APM thành acid được.
Câu 2.
(a) Sai, phân tử aspartame có 1 liên kết peptide.
(b) Đúng, 3 sản phẩm là Asp, Phe và CH3OH.
(c) Sai, Aspartame không bền nhiệt, mất vị ngọt khi đun nóng do bị thủy phân nên thường không sử dụng trong làm bánh
(d) Sai, aspartame có công thức C14H18N2O5 (M = 294)
Đáp án trong sách là Aspartame không bền nhiệt, mất vị ngọt khi đun nóng do bị thủy phân nên thường không sử dụng trong làm bánh ạ