Hợp chất lưỡng tính là tên gọi của loại hợp chất vừa có tính axit, vừa có tính bazo. Theo quan niệm mới, axit là chất nhường proton (H+) và bazo là chất nhận proton. Phản ứng axit – bazo là phản ứng hóa học trong đó có sự cho và nhận proton.
Hợp chất thỏa mãn tính chất gì sẽ được xếp vào loại hợp chất lưỡng tính? Đó là hai tính chất sau:
- Có phản ứng axit – bazo với một axit (ví dụ HCl).
- Có phản ứng axit – bazo với một bazo (ví dụ NaOH).
1. Hidroxit lưỡng tính: Al(OH)3, Zn(OH)2, Cr(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2
Tính axit:
- A(OH)3 + NaOH → NaAO2 + 2H2O
- B(OH)2 + 2NaOH → Na2BO2 + 2H2O
Tính bazo:
- A(OH)3 + 3HCl → ACl3 + 3H2O
- B(OH)2 + 2HCl → BCl2 + 2H2O
2. Oxit lưỡng tính:
Bao gồm các oxit ứng với các hidroxit trên: Al2O3, ZnO, Cr2O3
Tính axit, tính bazo tạo ra các sản phẩm như trên. Chú ý Cr2O3 chỉ tan trong NaOH đặc, nóng.
3. Muối axit của axit yếu: NaHCO3, KHS, NaH2PO4, Na2HPO4, KHSO3…
4. Muối của axit yếu và bazo yếu: (NH4)2CO3, CH3COONH4, CH3COONH3-CH3…
5. Các loại khác: Amino axit, một số muối của amino axit…
em chào thầy ạ. thầy ơi, thầy cho em hỏi.
Nếu đề có cho Cu(oh)2 và BeO thì có tính 2 chất này là chất lưỡng tính không ạ. Em được học là Cu(oh)2 là có pư với kiềm nóng chảy. còn Beo thì trên mạng thấy có xếp vào chất lưỡng tính.
Em cảm ơn thầy.
các chất lưỡng tính thì đều tác dụng cả với NaOH và HCl , điều ngược lại không đúng. Đúng không ạ?