Câu 1. Cho 0,2 mol hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước qua than nung đỏ thu được 0,35 mol hỗn hợp khí X gồm CO, CO2, H2. Dẫn toàn bộ X qua dung dịch chứa hỗn hợp NaHCO3 (x mol) và Na2CO3 (y mol) thu được dung dịch Y chứa 27,4 gam chất tan, khí thoát ra còn CO và H2. Cô cạn dung dịch Y, nung đến khối lượng không đổi thu được 21,2 gam chất rắn. Giá trị của x là
A. 0,1. B. 0,25. C. 0,2. D. 0,15.
Câu 2. Cho 0,2 mol hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước qua than nung đỏ thu được 0,35 mol hỗn hợp khí X gồm CO, CO2, H2. Dẫn toàn bộ X đi qua 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,2M và Na2CO3 0,15M thu được dung dịch Y và khí thoát ra gồm có CO và H2. Khối lượng chất tan có trong dung dịch Y là
A. 7,16 gam B. 6,98 gam C. 6,42 gam D. 5,83 gam
Câu trả lời tốt nhất
nC = 0,35 – 0,2 = 0,15
Bảo toàn electron: 4nC = 2nCO + 2nH2
—> nCO + nH2 = 0,3
—> nCO2(X) = nX – (nCO + nH2) = 0,05
—> nH2CO3 = 0,05
Câu 1:
m chất tan = 84x + 106y + 0,05.62 = 27,4
Sau khi nung —> nNa2CO3 = 0,5x + y = 0,2
—> x = 0,1; y = 0,15
Câu 2:
nH2CO3 = 0,05 > nNaOH = 0,04 nên OH- phản ứng hết
—> nH2O = nOH- = 0,04
Bảo toàn khối lượng:
mH2CO3 + mNaOH + mNa2CO3 = m chất tan + mH2O
—> m chất tan = 7,16
AD ơi chỗ H2CO3 tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:1 ạ. Nếu là vậy thì tại sao lại là 1:1 mà k phải 1:2.