Cho 0,22 mol hỗn hợp E gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (MX < MY < MZ; Y no mạch hở) tác dụng tối đa với 250 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 7,2 gam hai ancol cùng dãy đồng đẳng liên tiếp nhau và a gam hỗn hợp T chứa 4 muối; trong đó 3 muối của axit cacboxylic có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn b gam T cần vừa đủ 1,611 mol O2, thu được Na2CO3; 56,628 gam CO2 và 14,742 gam H2O. Khối lượng (gam) của este Z là
A. 7,884 gam. B. 4,380 gam.
C. 4,440 gam. D. 4,500 gam.
Câu trả lời tốt nhất
nNaOH = 0,25 > nE nên E gồm este của ancol (u mol) và este của phenol (v mol)
nE = u + v = 0,22 và nNaOH = u + 2v = 0,25
—> u = 0,19 và v = 0,03
—> M ancol = 7,2/u = 37,89 —> CH3OH (0,11) và C2H5OH (0,08)
—> a gam muối gồm ACOONa (0,22) và BONa (0,03)
—> b gam muối gồm ACOONa (22p), BONa (3p)
Bảo toàn Na —> nNa2CO3 = 12,5p
nCO2 = 1,287; nH2O = 0,819
Bảo toàn O:
2.22p + 3p + 1,611.2 = 3.12,5p + 1,287.2 + 0,819
—> p = 0,018
Đặt n, m là số C của muối cacboxylat và phenolat
—> nC = 22pn + 3pm = 1,287 + 12,5p
—> 22n + 3m = 84
Các muối cacboxylat cùng C nên n ≥ 3, mặt khác m ≥ 6 nên n = 3, m = 6 là nghiệm duy nhất.
Trong a gam muối có CH≡C-COONa, CH2=CH-COONa, C2H5COONa và C6H5ONa (0,03)
nH của a gam muối = 0,819.2.0,25/25p = 0,91
MX < MY < MZ nên Z là este của phenol
Y no nên Y là C2H5COOC2H5 (0,08)
Nếu X là CH≡C-COOCH3 (0,11) và Z là CH2=CH-COOC6H5 (0,03)
—> nH của a gam muối = 0,08.5 + 0,11.1 + 0,03.8 = 0,75 ≠ 0,91: Loại.
Vậy X là CH2=CH-COOCH3 (0,11) và Z là CH≡C-COOC6H5 (0,03)
(nH của a gam muối = 0,08.5 + 0,11.3 + 0,03.6 = 0,91: Thỏa mãn)
—> mZ = 4,38 gam
Cho e hỏi tại sao số C của cacbonxylat lại >= 3 ạ , có thể là muối của CH3COOH thì 2 cacbon cũng đc chứ ạ
Tại sao số c lại lớn hơn hoặc bằng 3 ạ,có thể là cùng là 1C,2C,…vd hcoona ,…
cái khúc b gam muối sao anh đặt được như vậy hế, anh giải thích em với