Cho 10,8 gam bột Al và m gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe3O4 vào bình chân không rồi nung nóng thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 0,06 mol H2, đồng thời thu được 18,08 gam hỗn hợp chất rắn không tan. Phần 2 cho tác dụng hết với HNO3 dư thu được dung dịch Z chứa 106,16 gam muối và thoát ra 0,18 mol khí NO duy nhất. Khối lượng của Fe3O4 có trong m gam X là
A. 21,92 B. 24,32 C. 27,84 D. 19,21
Câu trả lời tốt nhất
Ban đầu trong mỗi phần có nAl = 0,2 mol
nH2 = 0,06 —> nAl dư = 0,04 —> nAl pư = 0,16 —> nAl2O3 = 0,08 —> nO = 0,24
Vậy mX = 18,08 + mO = 21,92
Trong X đặt a, b là số mol CuO và Fe3O4
—> mX = 80a + 232b = 21,92 (1)
Bảo toàn electron:
3nAl + nFe3O4 = 3nNO + 8nNH4NO3
—> nNH4NO3 = (b + 0,06)/8
m muối = 213.0,2 + 188a + 242.3b + 80(b + 0,06)/8 = 106,16 (2)
(1)(2) —> a = 0,1 và b = 0,06
—> mFe3O4 ban đầu = 232.2b = 27,84
xin hỏi , cho Y tác dụng chứ có phải cho X tác dụng vs HNO3 ĐÂU ?
Ad ơi nếu phần 1 em lập hệ 2 pt là 3nal=2ncu+3nfe+2nh2
18,08=64x+3x56y thì sao ko ra đúng ạ
Thầy ơi , chỗ phần 1 nếu em dùng biểu thức nAl×3=2nO + 2nH2 tương đương 3×0,2 = 2×( a + 4b ) + 2×0,06 thì sai chỗ nào vậy thầy , vì em tính không ra a và b ạ , thầy giúp em với ạ
Ad cho em hỏi ngu là rắn ko tan là fe Feo cuo…. thì phải là o dư c chứ ạ
thầy ơi cho e hỏi tại sao cu k tham gia vào bảo toàn
e v thầy