Cho 13,9 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe (tỉ lệ mol 1:2) vào 400 ml dung dịch B gồm Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 81 gam chất rắn C (không tan trong dung dịch HCl) và dung dịch D (không tạo kết tủa với dung dịch NaCl). Mặt khác nếu cho thanh sắt có khối lượng 150 gam vào dung dịch B sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt tăng 60,8 gam (giả thiết kim loại sinh ra đều bám hết vào thanh sắt).
- Xác định chất rắn C và viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).
- Tính nồng độ mol/lít của các chất trong dung dịch D (coi thể tích dung dịch không thay đổi).
Câu trả lời tốt nhất
nAl = 0,1; nFe = 0,2
D không tạo kết tủa với NaCl nên AgNO3 đã hết.
Nếu C chứa Ag và Cu thì mAg + mCu < 108(0,1.3 + 0,2.2) = 75,6 < 81: Vô lý
Vậy C chỉ có 1 kim loại là Ag —> AgNO3, Al, Fe đều hết, Cu(NO3)2 chưa phản ứng.
Al + 3AgNO3 —> Al(NO3)3 + 3Ag
Fe + 2AgNO3 —> Fe(NO3)2 + 2Ag
Fe(NO3)2 + AgNO3 —> Fe(NO3)3 + Ag
D chứa Al(NO3)3 (0,1), Fe(NO3)2 (a); Fe(NO3)3 (b) và Cu(NO3)2.
nAg = 0,1.3 + 2a + 3b = 0,75
nFe = a + b = 0,2
—> a = 0,15; b = 0,05
—> Al(NO3)3 (0,25M), Fe(NO3)2 (0,375M); Fe(NO3)3 (0,125M)
nCu(NO3)2 = c
Fe + 2AgNO3 —> Fe(NO3)2 + 2Ag
Fe + Cu(NO3)2 —> Fe(NO3)2 + Cu
—> nFe phản ứng = c + 0,375
Δm = 0,75.108 + 64c – 56(c + 0,375) = 60,8
—> c = 0,1
—> CM Cu(NO3)2 = 0,25M