Cho 17,28 gam hỗn hợp T gồm Mg, FeO, Cu vào O2 (dư) thu được hỗn hợp B, thêm 8,1 gam Al và 2,4 gam CuO vào B rồi nung trong bình kín thu được hỗn hợp rắn C. Cho C vào dung dịch NaOH (dư) thì thu được V lít khí H2 (đktc) và còn lại trong bình 19,2 gam chất rắn. Mặt khác, hoà tan hết hỗn hợp B cần dùng 370ml HCl 2M. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V và khối lượng FeO trong T là bao nhiêu?
A. 4,48 và 14,4
B. 4,48 và 7,2
C. 3,36 và 7,2
D. 3,36 và 14,4
T gồm Mg (a), FeO (b), Cu (c)
mT = 24a + 72b + 64c = 17,28 (1)
B gồm MgO (a), Fe2O3 (0,5b), CuO (c). Thêm vào B lượng Al (0,3) và CuO (0,03) rồi nung thu được C.
—> C gồm MgO (a), Fe (b), Cu (c + 0,03), Al2O3 và Al dư.
—> 40a + 56b + 64(c + 0,03) = 19,2 (2)
Hòa tan B —> nHCl = 2a + 6.0,5b + 2c = 0,74 (3)
(1)(2)(3) —> a = b = 0,1 và c = 0,12
—> mFeO = 7,2
Phần tan trong NaOH gồm Al (0,3) và O (3.0,5b + c + 0,03 = 0,3)
Bảo toàn electron: 3nAl = 2nO + 2nH2
—> nH2 = 0,15
—> V = 3,36 lít