Cho 30 gam hỗn hợp H gồm Mg, FeCO3, Fe và Fe(NO3)2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa 54,33 gam muối và 6,78 gam hỗn hợp khí Y gồm NO, H2 và 0,08 mol CO2. Cho dung dịch X tác dụng tối đa với 510 ml dung dịch NaOH 2M, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 26,4 gam rắn. Phần trăm khối lượng của kim loại Fe trong H có giá trị gần nhất với:
A. 46% B. 20% C. 19% D. 45%
Câu trả lời tốt nhất
nNaOH = 1,02 —> nHCl = 1,02
Bảo toàn khối lượng —> nH2O = 0,34
Đặt nNO = a, nH2 = b, nNH4+ = c
mY = 30a + 2b + 0,08.44 = 6,78 (1)
nH+ = 4a + 2b + 10c + 0,08.2 = 1,02 (2)
Bảo toàn N —> nNO3- = a + c
Bảo toàn O —> 3(a + c) + 0,08.3 = a + 0,08.2 + 0,34 (3)
(1)(2)(3) —> a = 0,1; b = 0,13; c = 0,02
H chứa Mg (u), Fe (v), NO3 (a + c = 0,12), CO3 (0,08)
—> mH = 24u + 56v + 0,12.62 + 0,08.60 = 30
m rắn = 40u + 160v/2 = 26,4
—> u = 0,18 và v = 0,24
—> nFe = v – nFeCO3 – nFe(NO3)2 = 0,1
—> %Fe = 18,67%
Nếu tính toàn bộ lượng Fe (Hàm lượng Fe) thì %Fe = 44,8%
ad ơi, 30g hỗn hợp T có muối là Fe(NO3)2 sao ad ko quy nó về oxit như FeCO3 = FeO + CO2 để áp dụng vào công thức nH+= 10nNH4+ +4nNO +…. vậy ạ, trong muối sắt(II) nitrat không phải cũng chứa oxi hả ad?