Cho 40 gam hỗn hợp A gồm FeCO3, Fe, Cu, Al tác dụng với 120 ml dung dịch NaOH 2M thu được 5,376 lít khí hiđro (đktc). Sau khi kết thúc phản ứng cho tiếp 1,48 lít dung dịch HCl 1M thu được hỗn hợp khí B, cặn rắn C (C không tác dụng với dung dịch kiềm) và dung dịch D. Sục CO2 dư vào dung dịch D không thấy xuất hiện kết tủa. Cho B hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 20 gam kết tủa. Cho C tác dụng với dung dịch chứa 0,3 mol HNO3 đặc, nóng dư thu được dung dịch E và một chất khí duy nhất màu nâu đỏ (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biết rằng dung dịch E có thể hòa tan tối đa 3,08 gam sắt trong điều kiện đun nóng, thu được một chất khí duy nhất màu nâu đỏ (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng của các chất trong hỗn hợp A?
Câu trả lời tốt nhất
nNaOH = 0,24 và nH2 = 0,24
2Al + 2NaOH + 2H2O —> 2NaAlO2 + 3H2
0,16……0,16………………..…….0,16……..0,24
nNaOH dư = 0,08 nên Al hết —> mAl = 4,32 gam
C + HNO3 tạo 1 khí duy nhất là NO2 nên C không chứa FeCO3.
FeCO3 + 2HCl —> FeCl2 + CO2 + H2O
CO2 + Ca(OH)2 dư —> CaCO3 + H2O
—> nFeCO3 = nCaCO3 = 0,2 —> mFeCO3 = 23,2 gam
C không tác dụng với dung dịch kiềm nên C chứa Cu, có thể có Fe dư.
TH1: C chỉ chứa Cu
Sản phẩm cuối cùng là Fe(NO3)2 và Cu nên có phản ứng gộp:
Fe + 4HNO3 —> Fe(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
nFe = 0,055 —> nHNO3 = 0,22 < 0,3: Vô lý, loại TH này.
TH2: C chứa Cu và Fe dư
nHNO3 = 0,3 —> nFe tổng = 0,3/4 = 0,075
—> nFe dư trong C = 0,075 – 0,055 = 0,02
Do có Fe dư nên HCl phản ứng hết.
NaOH + HCl —> NaCl + H2O
NaAlO2 + 4HCl —> NaCl + AlCl3 + 2H2O
FeCO3 + 2HCl —> FeCl2 + CO2 + H2O
Fe + 2HCl —> FeCl2 + H2
nHCl tổng = 1,48 —> nFe = (1,48 – 0,08 – 0,16.4 – 0,2.2)/2 = 0,18
—> nFe ban đầu = 0,18 + 0,02 = 0,2 —> mFe = 11,2 gam
—> mCu = mA – mFeCO3 – mFe – mAl = 1,28
ủa em tưởng C có cả Cu phản ứng mà sao ở TH2 anh ghi fe tổng = 0,3/4 nghĩa là cu không phản ứng ạ