Cho 6,45 gam hỗn hợp 2 kim loại hóa trị 2 là A và B cùng tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,12 lít khí và 3,2 gam chất rắn. Lượng chất rắn này tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch AgNO3 0,5M thu được dung dịch D và kim loại E. Lọc lấy E rồi cô cạn dung dịch thu được muối khan F
a) Xác định các kim loại A và B biết A trước B trong dãy hoạt động hóa học
b) Đem lượng muối F nung ở nhiệt độ cao một thời gian thu được 6,16 gam một chất rắn và V lít hỗn hợp khí. Tính V biết khi nhiệt phân muối F tạo thành oxit kim loại NO2, O2
c) Nhúng một thanh kim loại A và 400ml dung dịch muối F có nồng độ là CM. Sau khi phản ứng kết thúc lấy thanh kim loại rửa sạch, làm khô thấy khối lượng giảm 0,1gam.Tính CM biết rằng tất cả các kim loại sinh ra sau phản ứng bám lên bề mặt của thanh kim loại A.
Câu trả lời tốt nhất
Chất rắn không tan là B —> mB = 3,2 gam
—> mA = 6,45 – mB = 3,25
A + H2SO4 —> ASO4 + H2
nA = nH2 = 0,05 —> MA = 65: A là Zn
B + 2AgNO3 —> B(NO3)2 + 2Ag
nAgNO3 = 0,1 —> nB = 0,05 —> MB = 64: B là Cu
F là Cu(NO3)2 (0,05 mol)
2Cu(NO3)2 —> 2CuO + 4NO2 + O2
x………………………………..2x…….0,5x
—> m khí = 46.2x + 32.0,5x = 0,05.188 – 6,16
—> x = 0,03
n khí = 2,5x = 0,075 —> V = 1,68 lít
Zn + CuSO4 —> ZnSO4 + Cu
y………..y………………………y
—> Δm = 64y – 65y = -0,1 —> y = 0,1
—> CM CuSO4 = 0,1/0,4 = 0,25M
dạ thầy ơi, câu b đề kêu tính v hỗn hợp lít khí thì phải là 2X+0,5X phải không thầy