Cho 7,65 gam hỗn hợp Al, Mg tan hoàn toàn trong 500 ml dung dịch HCl 1,04M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và khí H2. Cho 850 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau phản ứng thu được 16,5 gam kết tủa gồm hai chất. Mặt khác cho từ từ dung dịch hỗn hợp KOH 0,8M và Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi thu được lược kết tủa lớn nhất, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 32,3 B. 38,6 C. 27,4 D. 46,3
Câu trả lời tốt nhất
Đặt a, b là số mol Mg và Al —> 24a + 27b = 7,65 (1)
nHCl = 0,52; nH2SO4 = 0,14
Dung dịch X chứa: Mg2+, Al3+, Cl- (0,52), SO42- (0,14) và H+ dư.
nNaOH = 0,85 > 0,52 + 2.0,14 —> Al(OH)3 đã bị hòa tan trở lại một phần.
Bảo toàn điện tích —> nAlO2- = 0,85 – (0,52 + 2.0,14) = 0,05
m↓ = 58a + 78(b – 0,05) = 16,5 (2)
(1)(2) —> a = 0,15 và b = 0,15
nKOH = 0,8x và nBa(OH)2 = 0,1x
—> nOH- = x và nBa2+ = 0,1x
Khi lượng hidroxit đạt max thì:
nOH- = x = 3nAl + 2nMg + nH+ dư = 0,8
—> nBa2+ = 0,08 —> nBaSO4 = 0,08
m↓ = 39,04
Khi lượng BaSO4 đạt max thì nBa2+ = 0,1x = 0,14
—> nOH- = x = 1,4
—> Kết tủa chỉ còn Mg(OH)2 (0,15) và BaSO4 (0,14)
—> m↓ = 41,32 > 39,04
—> Kết tủa lớn nhất là 41,32.
Nhiệt phân —> MgO (0,15) và BaSO4 (0,14)
—> m rắn = 38,62
ad giải thích chỗ bảo toàn điện tích cho em dc không.
tại sao n AlO2- = nOH- – nH+ ? Em cảm ơn.
Cho em hỏi đổi lại x rồi thì oh- thành 1.4 vẫn còn dư để cộng al3+ chứ