Cho các phản ứng, hiện tượng cân bằng hoá học sau:
(1) Phản ứng xảy ra trong lò luyện gang:
Fe2O3(s) + 3CO(g) ⇋ 2Fe(s) + 3CO2(g); ΔrH298∘ < 0.
(2) Trong dung dịch muối Fe3+ tồn tại cân bằng hoá học sau:
Fe3+ + 3H2O ⇋ Fe(OH)3 + 3H+
(3) Khi hoà tan khí chlorine vào nước tạo thành dung dịch chlorine vào nước tạo thành dung dịch có màu vàng lục nhạt gọi là nước chlorine. Trong nước chlorine xảy ra cân bằng hoá học sau:
Cl2 + H2O ⇋ HClO + HCl
Acid HClO sinh ra không bền, dễ bị phân huỷ theo phản ứng:
HClO → HCl + O
(4) Theo báo cáo mới nhất vừa được ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) công bố ngày 09/08/2021, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính (chủ yếu do khí CO2) do các hoạt động của con người là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ấm lên khoảng 1,1°C của Trái Đất trong khoảng thời gian từ năm 1850 -1900.
a) Nước chlorine sẽ nhạt màu dần theo thời gian, không bảo quản được lâu.
b) Trong phòng thí nghiệm, để bảo quản dung dịch Fe2(SO4)3 người ta thường thêm vào bình đựng vài giọt dung dịch acid H2SO4 loãng.
c) Lượng khí CO2 thải ra từ các hoạt động công nghiệp hằng năm rất lớn nên nồng độ của chất khí này trong khí quyển tăng nhanh.
d) Để tăng hiệu suất phản ứng luyện gang, có thể giảm nhiệt độ hoặc tăng nồng độ khí CO2.
Câu trả lời tốt nhất
(a) Đúng, HClO bị phân hủy dần nên sau một thời gian Cl2 sẽ chuyển hóa hết thành HCl và dung dịch không còn màu vàng nữa.
(b) Đúng, H+ làm cân bằng thủy phân của Fe3+ chuyển dịch sang chiều nghịch (ngăn chặn thủy phân).
(c) Đúng, CO2 thải ra quá nhiều nên cây xanh không thể hấp thụ hết, dẫn đến nồng độ CO2 tăng và làm trái đất nóng lên.
(d) Sai (giảm nhiệt độ là đúng, tăng nồng độ CO2 là sai)
ad ơi sao trên mạng có ghi là hàm lượng khí co2 trong khí quyển tăng chậm.Ad giải thích giúp em vs
Hàm lượng vs nồng độ có giống nhau không ạ