Cho các phát biểu sau :
a, Phân tử NH3 có cấu trúc hình chóp tam giác, với nguyên tử N ở đỉnh, đáy là 1 tam giác mà đỉnh là 3 nguyên tử H và các liên kết N-H là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
b, NH3 tan nhiều trong nước là do các phân tử NH3 có khả năng tạo liên kết hydrogen mạnh với nước.
c, Khí N2 dễ hóa lỏng hơn khí NH3 vì liên kết giữa các phân tử N2 là tương tác van der waals yếu, liên kết giữa các phân tử NH3 là liên kểt hydrogen mạnh.
d, Do tạo được liên kết hydrogen với nước nên trong dung dịch, NH3 thể hiện tính base.
e, Khi tham gia phản ứng hóa học N2 và NH3 đều có tính base vì trên nguyên tử N đều còn cặp e chưa liên kết. Ngoài ra, NH3 còn thể hiện tính khử, N2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
Câu trả lời tốt nhất
(a) Sai, N-H là liên kết cộng hóa trị có phân cực.
(b) Đúng
(c) Sai, NH3 dễ hóa lỏng hơn N2 vì liên kết giữa các phân tử N2 là tương tác van der waals yếu, liên kết giữa các phân tử NH3 là liên kểt hydrogen mạnh (liên kết giữa các phân tử càng mạnh thì nhiệt độ sôi – cũng là nhiệt độ hóa lỏng – càng cao)
(d)(e) Sai, tính base của NH3 là do N còn đôi e tự do chưa liên kết, có khả năng nhận H+. N2 không thể hiện được tính chất này.
NH3 dạng chóp tam giác, N độ âm điện lớn hơn H nên các đôi e của liên kết N-H lệch về phía N làm N mang một phần điện âm, thuận lợi cho việc nhận H+ và tạo sản phẩm bền (NH4+).
Mỗi N trong N2 cũng có đôi e tự do như NH3 nhưng phân tử N2 không phân cực nên đôi e này không nhận H+ được.
Về tính oxi hóa, tính khử thì NH3, N2 đều có cả tính oxi hóa và tính khử.