Cho m gam P2O5 vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,05 mol KOH thu được dung dịch X. Cô cạn X, thu được 8,56 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 1,76 B. 2,13 C. 4,46 D. 2,84
Câu trả lời tốt nhất
Thay 2 bazo bằng bazo trung bình ROH (0,15 mol)
—> R = (0,1.23 + 0,05.39)/0,15 = 85/3
+ Nếu sản phẩm là RH2PO4 (0,15 mol)
—> mRH2PO4 = 18,8
+ Nếu sản phẩm là R2HPO4 (0,075 mol)
—> mR2HPO4 = 11,45
+ Nếu sản phẩm là R3PO4 (0,05 mol)
—> mR3PO4 = 9
Dễ thấy m rắn = 8,56 < 9 nên sản phẩm là R3PO4 (a mol) và còn ROH dư (b mol)
—> 3a + b = 0,15
và 180a + 136b/3 = 8,56
—> a = 0,04 và b = 0,03
—> nP2O5 = a/2 = 0,02
—> mP2O5 = 2,84
Tham khảo thêm:
+ Nếu đề nói cô cạn thu được muối khan thì đơn giản hơn nhiều, xem tại đây.
+ Một bài khó hơn, biết khối lượng rắn gấp 3 lần khối lượng P2O5, xem tại đây.
suy luôn ra có ROH dư được không ạ,nếu sai thì hệ vô nghiệm phải không ạ
ad ơi nếu ta cho hỗn hợp kiềm là NaOH với cả Ca(OH)2 thì có quy đổi được về ROH ko
Dạng p2o5 tác dụng oh – chỉ ra 1 trong 3 muối kia thôi hả thầy
Có trường hợp ra cả hai muối ko ạ