Cho sơ đồ phản ứng sau:
(1) X1 + X2 (H2SO4 đặc, t°) ⇋ X3 + X4 + …
(2) X3 + X5 (A1) → X6 + …
(3) X6 + NaOH loãng (t°) → X2 + X7 + X8
Cho biết X1 là axit cacboxylic mạch hở; X2 là ancol mạch hở; X4 có công thức phân tử C5H8O3; X7 và X8 là các hợp chất hữu cơ; A1 là điều kiện thực hiện phản ứng. Có các nhận xét sau:
(a) Phân tử X1 có 4 nguyên tử hiđro.
(b) X2 có thể hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(c) X3 là hợp chất tạp chức.
(d) Phân tử X4 có thể làm mất màu dung dịch Br2 (trong dung môi CCl4).
(đ) X7 và X8 là đồng phân cấu tạo của nhau.
Số nhận xét đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu trả lời tốt nhất
X4 có công thức phân tử C5H8O3 —> X4 tạo từ axit đơn chức và ancol 2 chức: CH2=CH-COO-CH2-CH2-OH
X1 là CH2=CH-COOH và X2 là C2H4(OH)2
X3 là (CH2=CH-COO)2C2H4
Từ X6 tạo 3 chất hữu cơ nên X5 là H2, A1 là Ni, t°
X6 là CH2=CH-COO-CH2-CH2-OOC-CH2-CH3
X7, X8 là CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa
(a) Đúng, X1 là C3H4O2
(b) Đúng: C2H4(OH)2 + Cu(OH)2 —> (C2H5O2)2Cu + H2O
(c) Sai, X3 là chất đa chức (este 2 chức)
(d) Đúng, X4 chứa C=C nên làm mất màu dung dịch Br2.
(đ) Sai, X7, X8 có CTPT khác nhau nên không phải đồng phân.
việc nung nóng với H2 có thể làm thay đổi cấu hình không gian của hợp chất hả ad, em chưa nghe bao giờ.
Em làm X3 + HCl ra hai chất khác nhau theo và k theo quy tắc Maccopnhicop, có thoả mãn k vậy ad