Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, phân tử đều có chứa hai liên kết π Z là ancol hai chức có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T cần vừa đủ 28,56 lít O2 (đktc), thu được 45,1 gam CO2 và 19,8 gam H2O. Mặt khác, m gam E tác dụng với tối đa 16 gam Br2 trong dung dịch. Nếu cho m gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (dư, đun nóng) thì thu được bao nhiêu gam muối?
A. 11,0 gam. B. 12,9 gam. C. 25,3 gam. D. 10,1 gam.
Câu 2. Phần trăm khối lượng của Z trong E là
A. 40,24%. B. 20,54%. C. 63,07%. D. 50,26%.
Câu trả lời tốt nhất
Cách 1:
nCO2 = 1,025 < nH2O = 1,1 —> Ancol no
Quy đổi E thành: C3H4O2 (0,1), C3H6(OH)2 (a), CH2 (b) và H2O (c)
nCO2 = 0,1.3 + 3a + b = 1,025
nH2O = 0,1.2 + 4a + b + c = 1,1
nO2 = 0,1.3 + 4a + 1,5b = 1,275
—> a = 0,225; b = 0,05; c = -0,05
Do b < a nên ancol không chưa thêm C
—> Muối gồm C3H3O2Na (0,1) và CH2 (0,05)
—> m muối = 10,1 gam
Cách 2:
nCO2 = 1,025 < nH2O = 1,1 —> Ancol no
Quy đổi E thành:
CnH2n-2O2: 0,1 mol (Tính theo nBr2)
CmH2m+2O2: a mol
H2O: -b mol
nCO2 = 0,1n + am = 1,025
nH2O = 0,1(n – 1) + a(m + 1) – b = 1,1
Bảo toàn O —> 0,1.2 + 2a – b = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 0,6
—> a = 0,225; b = 0,05 và 0,1n + am = 1,025
(Bấm máy bằng cách đặt ẩn phụ c = 0,1n + am)
—> 0,1n + 0,225m = 1,025
—> 4n + 9m = 41
Do n > 3; m ≥ 3 –> n = 3,5 và m = 3 là nghiệm duy nhất.
—> Muối CnH2n-3O2Na (0,1 mol)
—> m muối = 101.0,1 = 10,1
Câu 2:
nEste = -nH2O/2 = 0,025
—> nC3H6(OH)2 ban đầu = 0,225 – 0,025 = 0,2
—> %C3H6(OH)2 = 63,07%
ở cách 1 khi hỗn hợp qua NaOH tạo muối sao lại không tính luôn H2O vào vậy ạ
nếu bài toán hỏi công thức của Y HAY % m của Y thì làm sao ạ
Với cả những dạng bài nào như thế nào thì có thể sử dụng cách quy đổi kiểu này vậy ạ?
Em chào thầy ạ, em thưa thầy tại sao b<a thì ancol lại không chứa thêm C ạ?
Cho em hỏi dựa vào đâu mà có thể quy đổi đc như thế ạ
Đây có phải là phươbg pháp riêng cho loại bài này k ạ. Dấu hiệu của phương pháp này là gì ạ???