Thí nghiệm xác định thành phần của hợp kim Cu – Zn được thực hiện theo các yêu cầu sau đây
Bước 1: Hòa tan mẫu hợp kim (đã cân khối lượng) trong dung dịch HNO3 30% dư thu được dung dịch X và khí NO2 (giả thiết NO2 là sản phẩm khử duy nhất để HNO3)
Bước 2: Cho dung dịch NaOH 10% vào dung dịch x để điều chỉnh môi trường tới pH = 3
Bước 3: Cho dung dịch KI dư vào dung dịch x để thực hiện phản ứng:
2Cu(NO3)2+4KI—->2CuI+I2+4KNO3
Bước 4: Chuẩn độ lượng I2 được sinh ra bằng dung dịch Na2S2O3 có nồng độ chuẩn
2Na2S2O3+I2——>Na2S2O4+2NaI
a) Ở bước 1 khí NO2 sinh ra do HNO3 bị oxi hóa là một khí màu nâu đỏ
b) Bước 2 việc điều chỉnh pH về 3 mục đích chính là giữ cho zn2 + không bị kết tủa khi cho KI vào dung dịch
c)Ở bước 3, Cu2+ bị khử thành CuI và lượng I2 sinh ra tỉ lệ với lượng Cu có trong hợp kim
d) Nếu mẫu hợp kim ban đầu có khối lượng 1,28g và ở bước 4 cần dùng 50ml dung dịch Na2S2O3 0,2M thì % khối lượng Cu có trong mẫu là 50%
Câu trả lời tốt nhất
(a) Sai, NO2 (màu nâu đỏ) sinh ra do HNO3 bị khử
(b) Sai, đưa pH về 3 để hạn chế KI bị oxi hóa bởi HNO3.
(c) Đúng
(d) Đúng
nCu = nCuI = nNa2S2O3 = 0,01
—> %Cu = 0,01.64/1,28 = 50%