//
Hỗn hợp E chứa hai chất hữu cơ đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác gồm este X (CnH2n-2O2) và este Y (CmH2m-4O4), trong đó số mol của X lớn hơn số mol của Y. Đốt cháy hết 16,64 gam E với oxi vừa đủ, thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 0,2. Mặt khác đun nóng 16,64 gam với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp hợp chứa 2 muối; trong đó có a gam muối A và b gam muối B. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 6,76 gam. Tỉ lệ gần nhất của a : b là
A. 1,6 B. 1,8 C. 1,7 D. 1,5
Câu trả lời tốt nhất
X: CnH2n-2O2 (u mol)
Y: CmH2m-4O4 (v mol)
—> nCO2 = nu + mv
và nH2O = u(n – 1) + v(m – 2)
—> nCO2 – nH2O = u + 2v = 0,2
Sản phẩm xà phòng hóa là 2 ancol kế tiếp —> Hai ancol đều no đơn chức.
nROH = u + 2v = 0,2
—> m tăng = 0,2(R + 16) = 6,76
—> R = 17,8 —> CH3OH (0,16 mol) và C2H5OH (0,04 mol) (Đường chéo cho R để tính số mol)
Do u > v nên có 2 trường hợp:
- Nếu CH3OH từ X và C2H5OH từ Y thì u = 0,16 và v = 0,02
—> mE = 0,16(14n + 30) + 0,02(14n + 60) = 16,64
—> 8n + m = 38
Do n ≥ 4 và m ≥ 8 —> Vô nghiệm
- Vậy CH3OH từ X, Y tạo ra, C2H5OH từ Y tạo ra —> u = 0,12 và v = 0,04
—> mE = 0,12(14n + 30) + 0,04(14n + 60) = 16,64
—> 3n + m = 19
Do n ≥ 4 và m ≥ 7 —> n = 4 và m = 7 là nghiệm duy nhất.
X là CH2=CH-COOCH3 —> m muối = 13,2
Y là CH3-OOC-CH=CH-COO-C2H5 —> m muối = 7,68
—> 13,2/7,68 = 1,71875