– Có 2 kim loại R và M, mỗi kim loại chỉ có một hoá trị. Cho dòng khí CO dư đi qua ống sứ nung nóng chứa hỗn hợp A gồm 2 oxit của 2 kim loại trên đến khi phản ứng hoàn toàn thì còn lại chất rắn A1 trong ống và khí A2 đi ra khỏi ống.
– Dẫn khí A2 vào cốc đựng dd Ba(OH)2 dư thu được 2,955g kết tủa.
– Cho A1 tác dụng với dd H2SO4 10% vừa đủ thì không có khí thoát ra, còn lại 0,96g chất rắn không tan và tạo ra dd A3 có nồng độ 11,243%.
a) Xác định các kim loại R, M và công thức các oxit đã dùng.
b) Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A nếu biết rằng khi hoà tan hết A vào dd HCl thì nồng độ phần trăm của hai muối trong dd là bằng nhau.
Câu trả lời tốt nhất
Khí A2 gồm CO2 và CO dư. Khi dẫn qua Ba(OH)2: nO = nCO2 = nBaCO3 = 0,015
Khi hòa tan chất rắn A1 vào H2SO4 thì không có khí thoát ra, chứng tỏ có một oxit không bị CO khử đã tan trong axit. Oxit còn lại bị khử tạo ra kim loại không tan trong axit.
Oxit bị khử là MxOy, với nO = 0,015 —> nMxOy = 0,015/y —> nM = 0,015x/y
Mặt khác, nM = 0,96/M —> 0,015x/y = 0,96/M
—> M = 64y/x —> x = y = 1 và M = 64 là nghiệm thỏa mãn, M là Cu.
Oxit còn lại không bị khử, ta đặt là R2On (a mol)
R2On + nH2SO4 —> R2(SO4)n + nH2O
a……………na…………….a
—> mH2SO4 = 98na
—> mddH2SO4 = 980na
—> mddR2(SO4)n = 980na + a(2R + 16n)
—> C% = a(2R + 96n) / [980na + a(2R + 16n)] = 11,243%
Triệt tiêu a, biện luận được n = 3 và R = 27: Al
Vậy A chứa Al2O3 (a mol) và CuO (b mol)
Khi hòa tan A vào HCl thu được dung dịch chứa AlCl3 (2a mol) và CuCl2 (b mol). Hai muối này có cùng nồng độ % nên chúng có cùng khối lượng, vậy 133,5.2a = 135b —> 267a = 135b
Tự chọn a = 135 và b = 267 để tính:
%Al2O3 = 135.102/(135.102 + 267.80) = 39,2%
%CuO = 60,8%