Có bao nhiêu trường hợp xảy ra ăn mòn điện hoá trong các quá trình sau?
(a) Vỏ tàu bằng thép có gắn các khối kẽm, neo đậu tại một cảng biển.
(b) Dây chảy cầu chì làm bằng hợp kim Pb – Sn đứt khi cường độ dòng điện tăng đột ngột.
(c) Tấm tôn trầy xước trên mái nhà tiếp xúc với nước mưa.
(d) Một cổ vật làm bằng đồng thau (hợp kim Cu – Zn) chìm trong nước biển.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu trả lời tốt nhất
(a) Có ăn mòn điện hóa, Zn là cực âm và bị ăn mòn, vỏ tàu bằng thép là cực dương và được bảo vệ.
(b) Không có ăn mòn. Khi cường độ dòng điện vượt quá giá trị cho phép, nhiệt tỏa ra trên dây dẫn lớn làm hợp kim Pb – Sn (có nhiệt độ nóng chảy thấp) bị nóng chảy và đứt, nhờ đó dòng điện được ngắt.
(c) Có ăn mòn điện hóa, tôn là Zn phủ lên bề mặt Fe, khi tiếp xúc với nước mưa (có hòa tan O2 và nhiều chất khác) Zn sẽ bị ăn mòn điện hóa.
(d) Có ăn mòn điện hóa với cặp điện cực Zn-Cu, chất bị ăn mòn là Zn.