Có các nhận định sau:
(a). Nguyên liệu để điều chế phân lân là quặng apatit và quặng photphorit.
(b). Dùng NaNO3 rắn và HCl đặc để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm.
(c). Lực axit tăng dần theo thứ tự:
C2H5OH < C6H5OH < CH3COOH < HCOOH.
(d). Không thể nhận biết khí CO và N2 bằng phương pháp hoá học.
(e). Thứ tự giảm dần bán kính ion từ trái sang phải là: O2-, F-, Na+, Mg2+, Al3+.
(g). Số hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C3HxO vừa tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t⁰C), vừa phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 là 5.
(h). Amophot là hỗn hợp gồm (NH4)2HPO4 và (NH4)3PO4 thu được khi cho NH3 tác dụng với H3PO4.
(i). SO2, SO3, vinylbenzen và H2S đều làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường.
(k). Trong y học, O3 dùng để chữa sâu răng, NaHCO3 (thuốc muối natri bica) dùng để chữa bệnh đau dạ dày, khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính và NO2, SO2 gây hiện tượng mưa axit.
(l). Glucozơ, fructozơ, sobitol đều tác dụng với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc
(m). Cl2, NO2 và CO2 khi tác dụng với KOH, sản phẩm luôn tạo ra hai muối.
(n). Các chất: Cl2, NO2, P, SO2, N2, Fe3O4, S, H2O2 đều vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
Trong các nhận định trên, hãy cho biết nhận định nào đúng, nhận định nào không đúng. Giải thích vì sao.
Câu trả lời tốt nhất
(a) Đúng
(b) Sai, HCl đặc cũng dễ bay hơi giống HNO3 nên không đẩy HNO3 ra được. Phải dùng H2SO4 đặc (không bay hơi)
(c) Đúng
(d) Sai, có thể dùng phản ứng cháy, dùng CuO, PdCl2 để nhận ra CO.
(e) Đúng, các ion trên đều có cùng số lớp electron nhưng điện tích hạt nhân tăng dần nên lực hút giữa hạt nhân với electron tăng dần —> Bán kính giảm dần.
(g) Đúng:
CH3-CH2-CHO; CH2=CH-CHO; CH≡C-CHO; CH≡C-CH2OH; CH≡C-O-CH3
(h) Sai, amophot là hỗn hợp gồm (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4
(i) Sai, SO3 không làm mất màu KMnO4.
(k) Đúng
(l) Sai, sobitol không tráng bạc
(m) Sai, CO2 có thể chỉ tạo 1 muối, tùy tỉ lệ.
(n) Đúng, các chất trên đều chứa nguyên tố có số oxi hóa trung gian, có thể tăng hoặc giảm.