Để m gam X gồm (Al, Mg, Fe) trong không khí sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có khối lượng là 1,1905m gam. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch T gồm H2SO4 và HNO3 có tỷ lệ mol tương ứng là 1 : 0,263 thì thu được dung dịch Z chỉ chứa muối sunfat trung hòa và 3,48 gam hỗn hợp G chỉ chứa 4 khí là sản phẩm khử của N+5. Trong G, oxi chiếm 25% tổng số nguyên tử. Cho 850 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch Z thu được 235,2875 gam kết tủa và một dung dịch H. Biết khi thổi CO2 dư vào dung dịch H thu được kết tủa. Giá trị của m gần nhất với
A. 21,8. B. 22,7. C. 28,6. D. 26,4.
Câu trả lời tốt nhất
G chứa nO = x và nN = 3x
—> mG = 16x + 14.3x = 3,48 —> x = 0,06
Do nO : nN = 1 : 3 —> Quy đổi G thành N2 (0,06) và NO (0,06)
Dung dịch T chứa y mol H2SO4 và 0,263y mol HNO3
Bảo toàn N —> nNH4+ = 0,263y – 0,18
nH+ = 2,263y = 0,06.12 + 0,06.4 + 10(0,263y – 0,18) + 2.0,1905m/16 (1)
H + CO2 —> Kết tủa nên H chứa AlO2-
nBa(OH)2 = 0,85 & nBaSO4 = y
—> nBa(AlO2)2 = 0,85 – y
Lượng kim loại X trong kết tủa = m – 27.2(0,85 – y) = m + 54y – 45,9 gam
Lượng OH- trong kết tủa = 0,85.2 – 4.2(0,85 – y) – (0,263y – 0,18) = 7,737y – 4,92 mol
—> m↓ = m + 54y – 45,9 + 17(7,737y – 4,92) + 233y = 235,2875 (2)
(1)(2) —> m = 22,676 và y = 0,8175
tại sao n OH- trong kết tủa =….-4.2.(0,85-y)..số 4 ấy s có ạ