Neo Pentan

Chuẩn độ axit – bazơ là kĩ thuật phân tích cho phép xác định nồng độ của dung dịch axit hoặc dung dịch bazơ dựa trên phản ứng trung hòa giữa dung dịch chuẩn (đã biết nồng độ) với một thể tích xác định của dung dịch cần chuẩn độ. Điểm tương đương của chuẩn độ là điểm mà dung dịch chuẩn phản ứng vừa hết với dung dịch cần chuẩn độ. Trong chuẩn độ axit – bazơ, điểm này thường được đánh dấu bằng các chất chỉ thị có khoảng pH đổi màu trùng hoặc rất sát với pH tại điểm tương đương; điểm mà chất chỉ thị thực sự thay đổi màu sắc được gọi là điểm cuối.

Để xác định lại nồng độ của axit CH3COOH trong mẫu giấm ăn (có nồng độ khoảng 4%; khối lượng riêng D = 1,050 g.ml-1) người ta pha loãng 10,00 ml giấm ăn trên bằng nước cất được 100,00 ml dung dịch X rồi chuẩn độ 10,00 ml dung dịch X bằng dung dịch NaOH chuẩn với chỉ thị thích hợp. Việc chuẩn độ được lặp lại 3 lần.

a) Viết phương trình của phản ứng chuẩn độ (dạng phân tử và ion thu gọn).

b) Vì sao phải thực hiện chuẩn độ nhiều lần?

c) Trong phòng thí nghiệm có các dung dịch NaOH chuẩn với nồng độ như sau: NaOH 1,00M; NaOH 0,05M; NaOH 0,02M. Để thực hiện phép chuẩn độ, sử dụng dung dịch NaOH chuẩn nào là hợp lí nhất? Vì sao? Cho biết buret sử dụng để đựng chất chuẩn trong thí nghiệm này là loại có dung tích 25 ml.

d) Kết quả chuẩn độ 10 ml dung dịch X khi sử dụng dung dịch chuẩn NaOH 0,05M như sau:

……………………….Lần 1… Lần 2… Lần 3

VddNaOH (ml)…. 15,0…. 15,1…. 14,9

Tính nồng độ phần trăm của CH3COOH trong mẫu giấm ăn trên. Chấp nhận các thành phần khác trong mẫu không ảnh hưởng đến kết quả chuẩn độ.

e) Có thể dùng chất chỉ thị nào trong số các chỉ thị được cho trong bảng sau trong phép chuẩn độ trên? Giải thích ngắn gọn (không cần tính toán). Nêu sự đổi màu của dung dịch tại điểm cuối chuẩn độ tương ứng khi sử dụng chỉ thị đó.

Chỉ thị…….. pH đổi màu……. Dạng axit…….. Dạng bazơ

Metyl da cam.. 4,4……………….. Đỏ…………….. Vàng

Phenolphtalein.. 9,0…………. Không màu………… Hồng

Neo Pentan sửa câu hỏi