Điện phân V lít dung dịch X gồm Cu(NO3)2 0,6M và AgNO3 0,8M với điện cực trơ cường độ dòng điện 2,4A trong thời gian t giờ thì thu được dung dịch Y có khối lượng nhỏ hơn X là 5,712 gam. Cho 3,08 gam bột sắt vào Y, rồi cho tiếp 180 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch sau phản ứng thì thu được dung dịch Z và kết tủa A. Cô cạn Z rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 14,43 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị t gần nhất với giá trị nào sao đây
A. 1,35 B. 1,3 C. 1,25 D. 1,4
Phần chất rắn đặt a, b là số mol KNO2 và KOH dư
—> nKOH ban đầu = a + b = 0,18
m rắn = 85a + 56b = 14,43
—> a = 0,15 và b = 0,03
Y + 0,055 mol Fe —> Dung dịch Y’ chứa NO3- (0,15 mol); Fe3+ (c mol); Fe2+ (d mol)
—> 3c + 2d = 0,15
và c + d = 0,055
—> c = 0,04 và d = 0,015
Trong X đặt nAg+ (0,8x); nCu2+ (0,6x) và nNO3- (2x)
TH1: Các muối bị điện phân hết, Y chỉ chứa HNO3 (2x mol)
Bảo toàn N —> nHNO3 = 2x = 0,15 + 0,15/3
—> x = 0,1
—> m giảm ≥ mAg + mCu + mO2 = 14,08
Vô lí, vì m giảm = 5,712 —> Loại.
TH2: Ag+ bị điện phân hết, Cu2+ bị điện phân một phần. Khi đó Y chứa Cu2+ dư (y mol); NO3- (2x mol) —> H+ (2x – 2y mol)
—> nNO = nH+/4 = 0,5x – 0,5y
Bảo toàn N: 2x = (0,5x – 0,5y) + 0,15
m giảm = 108.0,8x + 64(0,6x – y) + 32(2x – 2y)/4 = 5,712
—> x =
Nghiệm bị lẻ.