Đốt cháy hoàn toàn 17,2 gam chất hữu cơ X cần 0,9 mol O2, thu được 10,8 gam H2O. Mặt khác cho 0,4 mol hỗn hợp A, B (là các đồng phân đơn chức của X) tác dụng hết với 300 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y được 37,8 gam chất rắn khan. Nếu cho Y phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 1,2 mol Ag. Khối lượng của chất tan có phân tử khối lớn nhất trong Y là
A. 9,4 gam. B. 4,7 gam. C. 9,6 gam. D. 20,4 gam.
Câu trả lời tốt nhất
nH2O = 0,6
Bảo toàn khối lượng —> nCO2 = 0,8
nC = nCO2 = 0,8; nH = 2nH2O = 1,2
nO = (mX – mC – mH)/16 = 0,4
—> C : H : O = 2 : 3 : 1
Do H chẵn và X có các đồng phân đơn chức A, B nên X là C4H6O2
nX : nAg = 1 : 3 —> Phải có chất thủy phân tạo 2 sản phầm tráng gương.
A là HCOO-CH=CH-CH3 (a mol)
nNaOH = 0,6 —> nNaOH dư = 0,2
m muối = m rắn – mNaOH dư = 29,8
—> M muối = 74,5 —> Chất còn lại là CH3COOCH=CH2 (b) hoặc CH2=CH-COOCH3 (b)
TH1: CH3COOCH=CH2 (b mol)
—> a + b = 0,4
nAg = 4a + 2b = 1,2
m muối = 68a + 82b = 29,8
Hệ vô nghiệm, loại.
TH2: CH2=CH-COOCH3 (b mol)
—> a + b = 0,4
nAg = 4a = 1,2
m muối = 68a + 94b = 29,8
—> a = 0,3; b = 0,1
—> mCH2=CHCOONa = 0,1.94 = 9,4 gam
Ad cho e hỏi : khi họ nói A,B tác dụng hết với 300ml NaOH 2M vậy có nghĩa là có thể có thể sẽ có NaOH dư còn 2 chất kia hết đúng k ạ
ad cho em hỏi với ạ. tại sao trong dung dịch Y lại chỉ có NaOH dư và muối thế ạ? em tưởng còn có cả andehit/ancol nữa ạ?