Đốt cháy hoàn toàn x mol peptit X hoặc y mol peptit Y cũng như z mol peptit Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn số mol của H2O là 0,075 mol. Để phản ứng hết 64,4 gam E chứa X (x mol), Y (y mol) và Z (z mol) được tạo bởi glyxin và alanin cần dùng 625 ml dung dịch KOH 1,6M. Biết rằng X, Y, Z đều mạch hở, có khối lượng phân tử tăng dần. Phần trăm khối lượng của Z có trong hỗn hợp E là.
A. 27,4% B. 25,7% C. 23,1% D. 24,8%
Câu trả lời tốt nhất
Quy đổi E thành:
C2H3ON: 1 mol (Tính từ nKOH = 1)
CH2: a mol
H2O: b mol
mE = 57.1 + 14a + 18b = 64,4
nCO2 – nH2O = (2 + a) – (1,5 + a + b) = 0,075.3
—> a = 0,175 và b = 0,275
nN = nGly + nAla = 1
nC = 2nGly + 3nAla = a + 2
—> nGly = 0,825 và nAla = 0,175
Do nCO2 > nH2O nên X, Y, Z không phải dipeptit.
Số N trung bình của E = 1/b = 3,6 —> X là tripeptit
—> nX = 2(nCO2 – nH2O) = 0,15 mol
Số N trung bình của Y, Z = (1 – 0,15.3)/(0,275 – 0,15) = 4,4 —> Y là tetrapeptit.
—> nY = nCO2 – nH2O = 0,075 mol
Số N của Z = (1 – 0,15.3 – 0,075.4)/(0,275 – 0,15 – 0,075) = 5 —> Z là pentapeptit.
—> nZ = (nCO2 – nH2O)/1,5 = 0,05
X là (Ala)x(Gly)3-x
Y là (Ala)y(Gly)4-y
Z là (Ala)z(Gly)5-z
—> nAla = 0,15x + 0,075y + 0,05z = 0,175
—> 6x + 3y + 2z = 7
—> x = 0, y = 1, z = 2 là nghiệm duy nhất.
X là (Gly)3
Y là (Ala)(Gly)3
Z là (Ala)2(Gly)3 —> %Z = 25,7%
tại sao X là tripeptit lại suy ra được nX=2(nCO2-nH2O) = 0.15 ạ ?
cho em hỏi câu này nếu không quy đổi, làm đại số bình thường thì làm như thế nào ạ
thầy ơi cho em hỏi:
chỗ nX tại sao bằng (nCO2-nH2O)x2 v ạ?
nếu Y, Z sinh ra nCo2= nH2O thì e hiểu, còn ở đây, Y và Z đâu sinh ra lượng nCO2=nH2O đâu ạ? nó cũng tạo sự chệnh lệch nào đó giữa H2O và CO2 mà ạ?