Đốt cháy hoàn toàn x mol peptit X hoặc y mol peptit Y cũng như z mol peptit Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn số mol của H2O là 0,075 mol. Để phản ứng hết 64,4 gam E chứa X (x mol), Y (y mol) và Z (z mol) được tạo bởi glyxin và alanin cần dùng 625 ml dung dịch KOH 1,6M. Biết rằng X, Y, Z đều mạch hở, có khối lượng phân tử tăng dần. Phần trăm khối lượng của Z có trong hỗn hợp E là.
A. 27,4% B. 25,7% C. 23,1% D. 24,8%
Câu trả lời tốt nhất
Quy đổi E thành:
C2H3ON: 1 mol (Tính từ nKOH = 1)
CH2: a mol
H2O: b mol
mE = 57.1 + 14a + 18b = 64,4
nCO2 – nH2O = (2 + a) – (1,5 + a + b) = 0,075.3
—> a = 0,175 và b = 0,275
nN = nGly + nAla = 1
nC = 2nGly + 3nAla = a + 2
—> nGly = 0,825 và nAla = 0,175
Do nCO2 > nH2O nên X, Y, Z không phải dipeptit.
Số N trung bình của E = 1/b = 3,6 —> X là tripeptit
—> nX = 2(nCO2 – nH2O) = 0,15 mol
Số N trung bình của Y, Z = (1 – 0,15.3)/(0,275 – 0,15) = 4,4 —> Y là tetrapeptit.
—> nY = nCO2 – nH2O = 0,075 mol
Số N của Z = (1 – 0,15.3 – 0,075.4)/(0,275 – 0,15 – 0,075) = 5 —> Z là pentapeptit.
—> nZ = (nCO2 – nH2O)/1,5 = 0,05
X là (Ala)x(Gly)3-x
Y là (Ala)y(Gly)4-y
Z là (Ala)z(Gly)5-z
—> nAla = 0,15x + 0,075y + 0,05z = 0,175
—> 6x + 3y + 2z = 7
—> x = 0, y = 1, z = 2 là nghiệm duy nhất.
X là (Gly)3
Y là (Ala)(Gly)3
Z là (Ala)2(Gly)3 —> %Z = 25,7%
thầy ơi cho em hỏi:
chỗ nX tại sao bằng (nCO2-nH2O)x2 v ạ?
nếu Y, Z sinh ra nCo2= nH2O thì e hiểu, còn ở đây, Y và Z đâu sinh ra lượng nCO2=nH2O đâu ạ? nó cũng tạo sự chệnh lệch nào đó giữa H2O và CO2 mà ạ?
cho em hỏi câu này nếu không quy đổi, làm đại số bình thường thì làm như thế nào ạ
tại sao X là tripeptit lại suy ra được nX=2(nCO2-nH2O) = 0.15 ạ ?