Dung dịch X chứa Na2CO3 0,5M và NaOH 1,75M. Dung dịch Y chứa Ba(HCO3)2 0,25M và NaHCO3 0,25M. Trộn X và Y thu được 7,88 gam kết tủa và 240 ml dung dịch Z. Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào 240 ml dung dịch Z, đến khi bắt đầu có khí thoát ra thì đã dùng V ml. Giá sử thể tích dung dịch không thay đổi. Giá trị của V là
A. 140 B. 160 C. 120 D. 180
Câu trả lời tốt nhất
Z + HCl lúc đầu không có khí chứng tỏ Z chứa CO32- dư —> Ba2+ đã phản ứng hết.
—> nNaHCO3 = nBa(HCO3)2 = nBaCO3 = 0,04
—> V ddY = 160 ml —> V ddX = 80 ml
—> X chứa Na2CO3 (0,04 mol) và NaOH (0,14 mol)
Vậy Z chứa Na+ (0,26), CO32- (0,12), OH- dư (0,02)
Khi bắt đầu tạo khí thì tốn nH+ = 0,02 + 0,12 = 0,14
—> V = 140 ml
Z vào HCl lúc đầu không có khí thì ddZ vẫn có thể có OH dư . E hỏi ad chút là cho từ từ thì H + phản ứng với OH – trước CO3 phải không ạ
Cho H+ vào Z, trong Z luôn có gốc CO32- trong Na2CO3, nên việc không tạo ra khí ngay là điều hiển nhiên chứ ạ