Hai học sinh cùng tiến hành thí nghiệm với dung dịch X chứa AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0,01M.
Học sinh A cho một lượng kim loại Mg vào 200 ml dung dịch X. Phản ứng xong thu được 5,0 gam chất rắn và dung dịch Y.
Học sinh B cũng dùng 200 ml dung dịch X nhưng cho vào đó 0,78 gam kim loại M (đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, có hóa trị II trong hợp chất). Phản ứng xong thu được 2,592 gam chất rắn và dung dịch Z
a/ Học sinh A đã dùng bao nhiêu gam kim loại Mg trong thí nghiệm của mình?
b/ Tìm kim loại M mà học sinh B đã dùng trong thí nghiệm của mình?
c/ Tìm nồng độ mol/lít của các chất trong dung dịch Y và Z (coi thể tích của dung dịch không thay đổi và thể tích các chất rắn là không đáng kể)
Cho biết rằng, AgNO3 tham gia phản ứng xong thì Cu(NO3)2 mới tham gia phản ứng
Thí nghiệm của A:
nAgNO3 = 0,03 và nCu(NO3)2 = 0,002
Nhận xét: mAg + mCu = 0,03.108 + 0,002.64 = 3,368 < 5 nên phải có Mg dư, các muối phản ứng hết.
Mg + 2AgNO3 —> Mg(NO3)2 + 2Ag
0,015….0,03…………..0,015……..0,03
Mg + Cu(NO3)2 —> Mg(NO3)2 + Cu
0,002…..0,002……………0,002……..0,002
—> mMg = 24(0,015 + 0,002) + (5 – 3,368) = 2,04 gam.
Thí nghiệm của B:
nAgNO3 = 0,03 và nCu(NO3)2 = 0,002
Nhận xét: mAg = 0,03.108 = 3,24 > 2,592 nên AgNO3 chưa phản ứng hết, Cu(NO3)2 chưa phản ứng và kim loại M tan hết.
nAg = 2,592/108 = 0,024
M + 2Ag(NO3)2 —> M(NO3)2 + 2Ag
0,012…..0,024…………0,012……0,024
—> M = 0,78/0,012 = 65: M là Zn
Dung dịch Y chứa Mg(NO3)2 (0,017 mol) —> CM = 0,085M
Dung dịch Z chứa:
nZn(NO3)2 = 0,012 —> CM = 0,06M
nAgNO3 dư = 0,006 —> CM = 0,03M
nCu(NO3)2 = 0,002 —> CM = 0,01M