Hấp phụ là khả năng của vật liệu tạo liên kết và giữ các chất trên bề mặt của nó. Đốt vỏ trấu trong điều kiện yếm khí (thiếu oxygen) thu được phần bã rắn gọi là than tồn tính. Loại than này có cấu trúc xốp, diện tích bề mặt lớn nên có khả năng hấp phụ cao. Để đánh giá khả năng hấp phụ ion kim loại chì của than tồn tính so với cát, một nhóm học sinh đã cho nước nhiễm ion kim loại chì chảy qua vật liệu hấp phụ (100 gam cát hoặc 100 gam cát và 15 gam than tồn tính) theo sơ đồ thiết bị dưới đây với tốc độ dòng chảy 0,33 lít/phút. Phần nước ra (xem trong sơ đồ 1) được lấy mang đi phân tích là phần nước sau cùng sau khi cho lượng nước nhiễm ion kim loại chì chảy qua hệ lần lượt là 0 lít (nước chưa xử lí), 4 lít, 8 lít, 12 lít, 16 lít. Mức độ hấp phụ (A%) được tính bằng tỉ lệ phần trăm khối lượng ion kim loại chì đã hấp phụ so với lượng ion kim loại chì có trong dung dịch ban đầu. Kết quả thu được như sau:
Sơ đồ thiết bị xử lý nước bằng than tồn tính làm từ vỏ trấu
Căn cứ kết quả thí nghiệm, tại cuối thời điểm xử lý 8 lít nước nhiễm ion kim loại chì, mức độ hấp phụ ion kim loại chì của 1 gam than tồn tính là? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)
Câu trả lời tốt nhất
Với 8 L nước nhiễm chì:
• 100 gam cát hấp phụ 10,3% lượng chì.
• 100 gam cát + 15 gam than tồn tính hấp phụ 80,2% lượng chì.
—> 15 gam than tồn tính đã hấp phụ được 80,2% – 10,3% = 69,9% lượng chì.
—> Trung bình mỗi gam than tồn tính đã hấp phụ được 69,9%/15 = 4,7% lượng chì.