Hòa tan 19,28 gam tinh thể một loại muối kép X (gồm hai muối có gốc axit giống nhau) vào nước rồi chia làm hai phần bằng nhau.
Phần 1: cho tác dụng với Ba(NO3)2 dư thu được 9,32 gam kết tủa trắng không tan trong axit
Phần 2: tác dụng với Ba(OH)2 dư và đun nóng thu được dung dịch A, kết tủa B, khí C. Khí C thoát ra được hấp thụ bởi 80 ml dung dịch HCl 0,25M vừa đủ. Kết tủa B nung nóng đến khối lượng không đổi thu được 10,92 gam chất rắn D. Lượng chất rắn D phản ứng vừa đủ với 60 ml dung dịch HCl 1M.
Xác định công thức của muối kép X
Câu trả lời tốt nhất
Mỗi phần nặng 9,64 gam
Phần 1 + Ba(NO3)2 —> Kết tủa trắng không tan trong axit nên muối kép chứa gốc SO42-
nSO42- = nBaSO4 = 0,04
Phần 2 + Ba(OH)2 —> Khí nên muối kép chứa NH4+
nNH4+ = nNH3 = nHCl = 0,02
Chất rắn D gồm BaSO4 (9,32 gam) —> Còn lại là MxOy (1,6 gam)
nHCl = 0,06 —> nO = 1,6y/(Mx + 16y) = 0,03
—> M = 112y/3x
—> x = 2, y = 3 và M = 56 là nghiệm phù hợp.
Oxit là Fe2O3 (0,01 mol)
Muối kép gồm Fen+ (0,02), NH4+ (0,02), SO42- (0,04), bảo toàn điện tích —> n = 3
—> X dạng FeNH4(SO4)2.kH2O (0,02 mol)
MX = 18k + 266 = 9,64/0,02
—> k = 12
—> X là FeNH4(SO4)2.12H2O hoặc Fe2(SO4)3.(NH4)2SO4.24H2O
Anh ơi anh có thể viết công thức tổng quát dùng để đặt ẩn khi mình làm bài liên quan đến muối kép được không ạ. Do em không hiểu lắm về muối kép nên em không biết biết CTTQ của nó ạ.