Hòa tan hết 11,02 gam hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe(NO3)2 và Al vào dung dịch Y chứa KNO3 và 0,4 mol HCl, thu được dung dịch Z và 2,688 lít khí T gồm CO2, H2 và NO (có tỷ lệ mol tương ứng là 5 : 2 : 5). Dung dịch Z phản ứng được tối đa với 0,45 mol NaOH. Nếu cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng trên. Giá trị của m là:
A. 64,96. B. 63,88. C. 68,74. D. 59,02.
Câu 2. Cho các kết luận liên quan đến bài toán gồm:
(a) Khi Z tác dụng với dung dịch KOH thì có khí thoát ra.
(b) Số mol khí H2 trong T là 0,04 mol.
(c) Khối lượng Al trong X là 1,62 gam.
(d) Thành phần phần trăm về khối lượng của AgCl trong m gam kết tủa là 92,75%.
Số kết luận đúng là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu trả lời tốt nhất
T gồm CO2 (0,05), H2 (0,02) và NO (0,05)
Trong X chứa FeCO3 (0,05), Fe(NO3)2 (a), Al (b). Đặt nKNO3 = c
mX = 116.0,05 + 180a + 27b = 11,02 (1)
Bảo toàn N: 2a + c = 0,05 (2)
Z + NaOH thu được dung dịch chứa Na+ (0,45), K+ (c), Cl- (0,4) và AlO2- (b)
Bảo toàn điện tích —> c + 0,45 = b + 0,4 (3)
(1)(2)(3) —> a = 0,02; b = 0,06; c = 0,01
nH+ = 2nCO2 + 2nH2 + 4nNO tổng
—> nNO tổng = 0,065
Bảo toàn electron:
nFeCO3 + nFe(NO3)2 + 3nAl = 2nH2 + 3nNO tổng + nAg
—> nAg = 0,015
Bảo toàn Cl —> nAgCl = 0,4
—> m↓ = 59,02 gam
Câu 2.
(a) Sai, Z không có NH4+
(b) Sai
(c) Đúng
(d) Sai, %AgCl = 97,26%
Thầy ơi em đọc sách tham khảo có viết rằng: “ khi có khí H2 thoát ra mà người ta bố trí trong dung dịch có chứa ion Fe 3+ thì điều này nếu xét theo tính chất của dãy điện hoá là không chính xác vì tính oxi hoá của Fe 3+ mạnh hơn H+ “. Em vẫn chưa hiểu tại sao ở bài trên trong Z lại có Fe3+ ạ, mong thầy và các bạn giải thích giúp em với ạ!
Thầy cho em hỏi là trong Z có các ion nào vậy ạ ? Em đặt trong Z x là mol Fe2+, y là mol Fe3+ với Al3+ 0,06, K+ 0,01, Cl- 0,4 rồi bảo toàn điện tích với bảo toàn Fe mà sai ạ, thầy cho em hỏi là tại sao vậy ạ ?
Cho em hỏi tại sao có h2 lại còn dư fe3+ ạ , và fe3+ đó được tạo thành từ đâu ạ
đề có bảo không có nh4+ đâu ạ e tính có nh4+ vẫn ra số đẹp ạ với lại trong dd nếu vừa có fe2+ vừa có fe3+ thì axit phải hết chứ ạ
thầy ơi, cho em hỏi cái phương trình bảo tòan e ra Ag sao ngoài trước lại có Al ngoài sau lại có H2 với NO ạ. Các phương trình là sao vậy ạ
tại sao dung dịch Z còn h+ dư mà vẫn chứa fe3+ v ạ
thưa thầy cho em hỏi fe2+ có phản ứng trao đổi e không vậy ạ
NO tổng là s vậy án.
Với lại đề bảo phảng ứng đủ mà s thầy bảo còn Fe2+ là s ạ.
Mong thầy giải thích!