Hòa tan hết 18,32 gam hỗn hợp Al, MgCO3, Fe, FeCO3 trong dung dịch chứa 1,22 mol NaHSO4 và 0,25 mol HNO3, thu được dung dịch X (chỉ chứa muối trung hòa) và 7,97 gam hỗn hợp khí Y gồm CO2, N2, NO, H2 (trong Y có 0,025 mol H2 và tỉ lệ mol NO : N2 = 2 : 1). Dung dịch Z phản ứng được tối đa ới 1,54 mol NaOH, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe đơn chất trong X là
A. 20,48% B. 18,34% C. 24,45% D. 30,57%
Câu trả lời tốt nhất
Đặt nCO2 = x, nNO = 2y, nN2 = y
mY = 44x + 30.2y + 28y + 0,025.2 = 7,97
Bảo toàn N —> nNH4+ = 0,25 – 4y
nH+ = 1,22 + 0,25 = 2x + 4.2y + 12y + 10(0,25 – 4y) + 0,025.2
—> x = y = 0,06
Quy đổi X thành Al (a), Mg (b), Fe (c) và CO3 (0,06)
mX = 27a + 24b + 56c + 0,06.60 = 18,32 (1)
m rắn = 40b + 160c/2 = 8,8 (2)
Z + NaOH —> Dung dịch chứa Na+ (1,22 + 1,54 = 2,76), SO42- (1,22), AlO2- (a)
Bảo toàn điện tích: a + 1,22.2 = 2,76 (3)
(1)(2)(3) —> a = 0,32; b = 0,02; c = 0,1
nFeCO3 = x – b = 0,04
—> nFe = c – 0,04 = 0,06
—> %Fe = 18,34%
cho e hỏi bài này khi dùng công thức tính nH+, phần nO(trong oxit) có bằng nH2O không ạ. E thử bảo toàn H để tính mà không được
dung dịch muối ta tính được Al=0,32 . Đặt NH4+=a
=>OH-( kết tủa) = 1,54-0,32*4-a =0,26-a
nung=> H2O= 0,13-0,5a
Bảo toàn H 1,22+0,25=0,025*2+4a+2nH2O
=> nH2O = 0,71-2a
BTKL:
18,32+ 1,22*120+0,25*63-7,97-18*(0,71-2a) + 1,54*40=35a(NH4OH) + 1,22*142 + 82* 0,32 +8,8+18(0,13-0,5a)
=>a=…….
Đây ạ,hướng làm của em thế này mà em không ra ạ
🙁
hơi dài dòng tí, nhưng tại sao khi mình biết Z có :
Na+=1,22 NH4+=0,06
Al3+=0,32 SO4(2-)=1,22
Fe2+=a Fe3+=b Mg2+=c
mình thiết lập:
2a+3b+2c=1,22-0,06-0,32×3
80a+80b+40c=8,8
56a+56b+24c=18,32-0,32×27-0,06×60
kết quả không ra !:((
nhỡ đề hỏi số mol sắt 2, sắt 3 trong Z thì làm như nào ạ ?