Hòa tan hết 24,96 gam hỗn hợp X (dạng bột) gồm Fe, Cu và các oxit Fe trong dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Y và 0,896 lít khí H2 (đktc). Sục khí H2S đến dư vào dung dịch Y thấy tạo thành 8,64 gam kết tủa. Nếu cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra 1,008 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất; đktc) và 139,04 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của oxi có trong hỗn hợp X là.
A. 25,11% B. 20,51% C. 22,44% D. 21,15%
Câu trả lời tốt nhất
Dung dịch Y chứa FeCl3 (a mol), FeCl2 (b mol) và CuCl2 (c mol)
—> nHCl pư = 3a + 2b + 2c (Bảo toàn Cl)
Bảo toàn H: nHCl pư = 2nH2O + 2nH2 —> nH2O = (3a + 2b + 2c – 0,04.2)/2
—> nO = (3a + 2b + 2c – 0,04.2)/2
—> mX = 56(a + b) + 64c + 16((3a + 2b + 2c – 0,04.2)/2) = 24,96
Y + H2S dư:
2FeCl3 + H2S —> 2FeCl2 + S + 2HCl
CuCl2 + H2S —> CuS + 2HCl
—> m = 32a/2 + 96c = 8,64
Khi cho AgNO3 dư vào Y:
3Fe2+ + 4H+ + NO3- —> 3Fe3+ + NO + 2H2O
0,135……0,18………………………..<—0,045
—> nHCl dư = 0,18 mol. Sau phản ứng này Fe2+ còn lại là b – 0,135 mol
Fe2+ + Ag+ —> Fe3+ + Ag
Cl- + Ag+ —> AgCl
Phần kết tủa gồm AgCl (3a + 2b + 2c + 0,18) và Ag (b – 0,135)
—> m = 143,5(3a + 2b + 2c + 0,18) + 108(b – 0,135) = 139,04
Giải hệ trên: a = 0,06; b = 0,2; c = 0,08
Theo như trên thì nO = (3a + 2b + 2c – 0,04.2)/2
—> nO = 0,33
—> %O = 0,33.16/24,96 = 21,15%
Cho em hỏi trong pứ Fe2+ +H+ + NO3- làm sao để biết Fe2+ hết trc hay H+ hết trc ạ
Mình có thắc mắc là trong dd vẫn có FeCl3 dư, vậy sao lại có H2 ạ, tính oxi hóa của Fe3+mạnh hơn H+, vậy khi Fe vào nó phải phản ứng hết với Fe3+ sau đó nó mới phản ứng với H+chứ ạ
cho em hỏi fe2+ còn lại là a+b-0,135 ? Với h+ cũng được tạo ra trong phản ứng với h2s mà thầy, làm sao biết h dư 0,18 ???