Hòa tan hết 30,88 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe3O4 và FeCO3 trong dung dịch chứa a mol HCl và 0,12 mol HNO3, thấy thoát ra hỗn hợp khí X (gồm CO2, NO và 0,02 mol N2); đồng thời thu được dung dịch Y có khối lượng tăng 27,36 gam so với dung dịch ban đầu. Tỉ khối hơi của X so với He bằng 8,8. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào Y thấy lượng AgNO3 phản ứng là 261,8 gam, thu được 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của a là
A. 1,48. B. 1,42. C. 1,46. D. 1,40.
Câu trả lời tốt nhất
X gồm CO2 (u), NO (v) và N2 (0,02)
mX = 44u + 30v + 0,02.28 = 30,88 – 27,36 = 3,52
nX = u + v + 0,02 = 3,52/(4.8,8)
—> u = v = 0,04
Y + AgNO3 tạo NO (0,02) nên Y có H+ dư và không có NO3-.
Bảo toàn N —> nNH4+ = 0,04
Ban đầu: nMg = b, nFe3O4 = c và nFeCO3 = 0,04
—> 24b + 232c + 0,04.116 = 30,88 (1)
nH+ = a + 0,12 = 2nCO2 + 4nNO tổng + 12nN2 + 10nNH4+ + 2.4c (2)
nAgNO3 = 1,54; nAgCl = a —> nAg = 1,54 – a
Bảo toàn electron: 2b + c + 0,04 = 3nNO tổng + 10nN2 + 8nNH4+ + (1,54 – a) (3)
(1)(2)(3) —> a = 1,48; b = 0,32; c = 0,08
Chỗ bảo toàn electron, Fe3O4 đâu phải bao gồm 1 FeO và 1 Fe2O3 đâu ạ, tỉ lệ của fe2+ và 3+ trong sắt từ tùy ý mà.
Thầy ơi, nếu mà từ số mol NO sau, mình suy ra là ne- trao đổi=nFe2+=nAg, thì ta có được ngay: a+0,02.3=1,54 => a=1,48 luôn thì đúng hay sai ạ? Do em thấy cách này quá ngắn để làm 1 câu vận dụng cao, mong thầy giúp em. Em cảm ơn nhiều ạ.