Hoà tan hoàn toàn 49,14 gam kim loại M vào 1 lít dung dịch HNO3 2M thu được dung dịch B và 3,6736 lít khí A gồm N2O, N2 có tỉ khối so với H2 là 17,122. Mặt khác hoà tan cẩn thận 69,712 gam hỗn hợp D (gồm 2 kim loại kiềm X, Y ở 2 chu kì kế tiếp của bảng tuần hoàn) vào cốc đựng 2 lít dung dịch HCl. Sau thí nghiệm thu được 29,2096 lít H2 và dung dịch E. Cho từ từ toàn bộ dung dịch E vào dung dịch B thu được 54,846 gam kết tủa G (không có khí thoát ra). Xác định các kim loại M và X và Y và nồng độ MOL của dung dịch HCl đã dùng biết các khí đo ở đktc
Câu trả lời tốt nhất
A gồm N2O (0,064) và N2 (0,1)
Kim loại M hóa trị x, bảo toàn electron:
49,14x/M = 8nN2O + 10nN2
—> M = 32,5x
—> x = 2, M = 65: M là Zn
nHNO3 ban đầu = 2
nHNO3 phản ứng = 10nN2O + 12nN2 = 1,84
—> nHNO3 dư = 0,16
Vậy B chứa Zn(NO3)2 (0,756) và HNO3 dư (0,16)
nD = 2nH2 = 2,608 —> MD = 26,73
—> D gồm Na (23) và K (39)
nOH- = 2,608; nZn(OH)2 = 0,554; nHCl = a
Nếu kết tủa chưa bị hòa tan:
nOH- = 2,608 = a + 0,16 + 0,554.2 —> a = 1,34
—> CM HCl = 0,67M
Nếu kết tủa đã bị hòa tan:
nOH- = 2,608 = a + 0,16 + 4.0,756 – 2.0,554 —> a = 0,532
—> CM HCl = 0,266M