Câu 1. Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được n1 mol kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n3. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. NaCl, FeCl2. B. Al(NO3)3, Fe(NO3)2.
C. FeCl2, FeCl3. D. FeCl2, Al(NO3)3.
Câu 2. Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được n1 mol kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n2 < n1 < n3. Hai chất X, Y lần lượt là
A. Fe2(SO4)3 và Al2(SO4)3. B. FeCl3 và AlCl3.
C. Fe2(SO4)3, CuSO4. D. FeCl3, CuCl2.
Câu trả lời tốt nhất
Câu 1.
n1 < n2 nên có 1 hiđroxit đã tan trong NaOH dư —> Loại A, C.
Tự chọn nX = nY = 1
Xét B —> n3 = nAg = 1 < n1 = 2: Loại
Xét D —> n3 = nAgCl + nAg = 3 > n1 = 2: Thỏa mãn
—> X, Y là FeCl2, Al(NO3)3.
Câu 2.
Do n2 < n1 nên phải có 1 hiđroxit tan trong NH3 do tạo phức —> Loại A, B.
n3 lớn nhất nên phải có thêm kết tủa khác xuất hiện —> Chọn Fe2(SO4)3, CuSO4 (n3 chứa thêm BaSO4 nên lớn nhất)
NH3 tác dụng với muối nào mà kết tủa vậy anh…rồi NH3 dư thì muối nào sẽ tạo phức thế anh? em không rõ phần này lắm ạ
thầy ơi bài 17 trong link này gắn nhầm giải với bài này rồi ạ
Ad ơi ad có thể tập hợp những dạng bài như thế này được ko ạ!!